Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3

Cây cầu gỗ lim siêu sang tại Huế sau lũ.
Cây cầu gỗ lim siêu sang tại Huế sau lũ.
TPO - Sau gần 2 năm hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, cây cầu gỗ lim ven sông Hương độc nhất vô nhị xứ Huế lần đầu tiên chịu lũ lớn, phải ngâm trong nước bùn dài ngày. Đến nay, cây cầu siêu sang này đã “vượt lũ”, dần trở lại hình ảnh vốn có của nó.
Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 1

Tháng 1/2019, cây cầu gỗ lim trị giá 64 tỷ đồng xây dựng ven sông Hương qua trung tâm TP Huế hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch, người dân địa phương; trở thành điểm nhấn tham quan, ngắm cảnh dành cho cộng đồng. (Ảnh: ZinnyBin)

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 2

Từ khi xây dựng, đưa vào sử dụng cho đến trước cơn lũ tháng 10/2020, cây cầu này chưa một lần bị ngâm dài ngày trong nước sông Hương.

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 3

 Khi chứng kiến cây cầu gỗ lim ven sông Hương bị ngâm trong lũ vào giữa tháng 10 vừa qua, nhiều người tỏ ra lo ngại về khả năng chịu được nước lũ ở mức trên báo động 3, dòng lũ chảy xiết, trên sông Hương của công trình. (Ảnh: Lê Chung)

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 4

Thời điểm này, ông Văn Viết Thành, Giám đốc Cty CP Xây dựng Thủy lợi TT-Huế - đơn vị thi công cây cầu, cho rằng: Trong thiết kế cũng đã tính đến việc ngập nước bởi TT-Huế thường xuyên có lũ lụt. “Trong thuyết minh của bên thiết kế cầu lát gỗ lim Nam Phi trên sông Hương, nếu bị nước ngâm lên 2 mét trong vòng 45 ngày thì không ảnh hưởng gì, bởi khi thiết kế đã tính toán rồi. Thực ra thì cũng không có khi nào ngập đến 45 ngày cả”, ông Thành nói. (Ảnh: VTC)

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 5

Tuy nhiên, do ngâm nhiều ngày trong lũ, nên phải chờ đến khi nước rút đi, vấn đề cây cầu siêu sang có “chịu lũ” và bảo đảm được an toàn hay không, lúc đó mọi nghi ngại mới được giải tỏa.

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 6

Những ngày gần đây, lũ trên sông Hương rút xuống dưới mức báo động 1, cây cầu gỗ lim dần thoát ngập.

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 7

Sau khi được lực lượng công nhân môi trường làm vệ sinh, cây cầu dần trở lại hình ảnh vốn có.

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 8

Điều đáng chú ý, mặt sàn cầu, cùng những kết cấu khác bằng gỗ lim ngâm lâu ngày trong nước, trước đó lại chịu nắng nóng lâu ngày; tuy nhiên, các thanh gỗ lát bề mặt không xuất hiện dấu hiệu cong vênh, co ngót, nứt nẻ, mục hỏng...

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 9

Mặt cầu gỗ lim và hệ thống lan can bằng đồng sau nhiều ngày ngâm trong nước lũ.

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 10

Tuy nhiên, theo một số ý kiến, phải cần thêm thời gian để bảo đảm rằng, công trình này vượt lũ an toàn. Vì hiện nay, nước sông Hương vẫn còn xâm xấp dưới gầm cầu, nhiều đoạn nước chưa rút đi, gỗ lát sàn chưa khô hẳn... nên chưa thể đánh giá hết hiện trạng chịu lũ của cây cầu.

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 11

 Tuy nhiên, nhìn chung, cầu gỗ lim ven sông Hương đã an toàn.

Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 12 Hiện, cơ quan chức năng từng bước chỉnh trang lại cảnh quan cây cầu do các phần trang trí cây xanh đã bị thối, hỏng hoàn toàn do ngâm lâu trong lũ. Hệ thống điện sau lũ vẫn chưa được vận hành trở lại.
Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 13 Vừa qua cơn lũ lớn, cây cầu gỗ lim đã đón khách tham quan trở lại.
Nhìn gần cầu gỗ lim siêu sang xứ Huế sau vượt lũ báo động 3 ảnh 14

Nếu thời tiết thuận lợi, việc chỉnh trang lại hệ thống cây xanh, cảnh quan sẽ được thực hiện trong vài ngày tới tại cầu gỗ lim xứ Huế.

Cầu gỗ lim ven sông Hương (TP Huế) xây dựng ở bờ nam con sông này từ tháng 2/2018, với tổng kinh phí 64 tỷ đồng. Công trình có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 380 m, rộng 4 m được. Đây là công trình thí điểm nằm trong Dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương, kinh phí 6 triệu USD, do cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ. 

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.