Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao?

Cầu gỗ lim sắp hoàn thiện
Cầu gỗ lim sắp hoàn thiện
TPO - Dự kiến, cuối tháng 10 năm nay, cây cầu gỗ lim độc nhất vô nhị xứ Huế chạy dọc ven sông Hương, do KOICA (Hàn Quốc) tài trợ sẽ chính thức được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Đến nay, dù công trình chưa hoàn thiện nhưng thu hút một lượng lớn du khách, giới trẻ Huế đến đây ngắm nhìn cây cầu lạ lẫm, vãn cảnh, chụp hình lưu niệm, hóng mát…

Sau một thời gian mở cửa, ngày 17/10, các lối dẫn xuống cây cầu gỗ lim độc nhất vô nhị xứ Huế đã tạm thời bị phong tỏa để thi công những hạng mục cuối cùng như đường điện, trụ đèn, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật, cây cảnh…

Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 1

Mặt cầu lát bằng gỗ lim, lan can làm bằng đồng

Đây là cây cầu từng tiêu tốn nhiều giấy mực của công luận, giới truyền thông, tạo sự quan tâm của dư luận ngay từ khi mới khởi công do xây dựng ven sông Hương, lại lựa chọn vật liệu lát sàn là gỗ lim - một loại vật liệu được cho là “nhạy cảm” với môi trường thời tiết khắc nghiệt xứ Huế.

Mấy tháng trước, trong giai đoạn lát mặt sàn, công trình xuất hiện những vết nứt, rạn chân chim trên bề mặt sàn gỗ, thậm chí có những thanh gỗ bị nứt vệt lớn. Sự việc này sau đó được chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án KOICA và nhà thầu thi công là Cty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi giải thích, vết rạn chỉ nhỏ hơn 1 mm, nên nằm trong giới hạn cho phép sử dụng làm vật liệu lát ván sàn và không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của gỗ, cũng như tính thẩm mỹ. Trong khi, đường đi bộ bằng gỗ lim ven sông Hương có tổng số 16.000 thanh gỗ lim Nam Phi được lắp lát (loại dài 2,5 và 1,5m), trong đó, tỷ lệ cho phép các thanh gỗ phải loại bỏ để thay thế là 5% (800 thanh gỗ). Do đó, tại một vài vị trí lát xuất hiện gỗ có dấu hiệu nứt, rạn thuộc tỷ lệ số lượng loại bỏ nằm trong giới hạn, nên không có gì bất thường.

Trước băn khoăn của dư luận về lý do chọn gỗ lim mà không phải vật liệu chống chịu tốt với thời tiết, mưa lụt xứ Huế, Ban Quản lý Dự án KOICA đã đưa ra giải thích, mặc dù ban quản lý dự án, nhà thầu ý thức được việc sử dụng gỗ lát trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của xứ Huế là bất tiện, nhưng đây là công trình dự án được tài trợ không hoàn lại từ phía Hàn Quốc, đối tác buộc phải làm đường bằng gỗ lim, nên không có sự lựa chọn nào khác.

Còn theo ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án KOICA, đường gỗ lim được phía Hàn Quốc tài trợ xây dựng thể hiện mong muốn của đối tác KOICA mang đến cho Huế một công trình có tính điểm nhấn.

Hiện nay, công trình sắp sửa hoàn thiện, những thanh gỗ nứt trước đây đã được xử lý, thanh thế hoàn toàn. Trên công trình còn được bố trí hệ thống cây xanh, ghế ngồi, sân khấu, kết hợp những hạng mục trang trí mỹ thuật, phụ trợ khác.

Theo ghi nhận cả PV, cầu gỗ lim dọc sông Hương xứ Huế đang trở thành điểm thu hút du khách, người dân xứ Huế liên tục thời gian gần đây, ngày cũng như đêm.

Dự kiến, công trình sẽ được nghiệm thu, bàn giao vào cuối tháng 10 tới. Sau đó, cây cầu này sẽ được khánh thành cùng lúc với phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và con đường dạo cạnh bến đò Thừa Phủ xưa.

BOX:

Dự án mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía nam sông Hương, thành phố Huế, do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% chi phí, thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA), với tổng kinh phí 52,9 tỷ đồng. Quy mô dự án gồm cầu đi bộ kết cấu bê tông cốt thép, sàn lát gỗ lim, hệ thống thoát nước sàn gỗ, bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng… Riêng phần lát gỗ lim có tổng diện tích 2.438m2, với chi phí trên 5,7 tỷ đồng.

Dưới đây là những hình ảnh cây cầu gỗ lim trước thời điểm bàn giao, khánh thành, đưa vào sử dụng:

Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 2 Ảnh: Ngọc Văn
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 3 Photo: VV Thành
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 4 Photo: FBVV Thành
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 5 Photo: FBVV Thành
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 6 Photo: FBVV Thành
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 7 Ảnh: Ngọc Văn
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 8 Ảnh: Ngọc Văn
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 9 Ảnh: Ngọc Văn
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 10 Ảnh: Ngọc Văn
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 11 Ảnh: Ngọc Văn
Cầu gỗ lim xứ Huế từng rạn nứt bây giờ ra sao? ảnh 12 Ảnh: Ngọc Văn
MỚI - NÓNG
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
TPO - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 19/12 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại, trong đó có những sản phẩm mới sản xuất gần đây sẽ được trưng bày.