Nhiều trường có hồ sơ đăng ký 'khủng' nhưng điểm chuẩn thấp

Nhiều trường có hồ sơ đăng ký 'khủng' nhưng điểm chuẩn thấp
TPO- Trong mùa tuyển sinh năm 2011, nhiều trường có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi “khủng”, lên tới cả mấy chục nghìn, nhưng cơ hội cho thí sinh khá lớn, khi điểm chuẩn thấp.

Tỷ lệ “chọi” cao

Trong mùa tuyển sinh năm 2011, dẫn đầu cả nước về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi là Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (72.000 hồ sơ), tăng 19.000 bộ so với năm 2010. Với chỉ tiêu là 8.700, tỷ lệ "chọi" vào trường ĐH Công nghiệp là 1/8.

Nằm trong danh sách những trường có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi lớn, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, năm ngoái, nhận được hơn 50.000 hồ sơ, tăng khoảng 8.000 bộ so với năm 2010. So với chỉ tiêu 5.000, tỷ lệ "chọi" của trường là 1/10.

Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, năm 2011, cũng có lượng hồ sơ đăng ký dự thi đông (với hơn 81.500, tăng 100% so với năm 2010) và tỷ lệ “chọi” theo các ngành cao.

Theo thống kê của trường, ngành công nghiệp thực phẩm có số hồ sơ đăng ký dự thi lớn nhất với hơn 12.000 hồ sơ. Tỷ lệ “chọi” của ngành này là 1/25. Ngành công nghệ môi trường nhận được 8.300 hồ sơ, tỉ lệ “chọi” 1/21.

Lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế của trường lớn, tỉ lệ “chọi” các ngành này cũng rất cao. Cụ thể, Ngành Quản trị kinh doanh 6.928 hồ sơ, tỷ lệ “chọi”: 1/17,3; Tài chính ngân hàng 8.358 hồ sơ (1/16,7); Kế toán kiểm toán 6.375 hồ sơ (1/15,9).

Tỷ lệ “chọi” các ngành công nghệ kỹ thuật điện 2.756 hồ sơ (1/9,2), công nghệ điện tử 1.388 hồ sơ (1/9,3), khoa học máy tính 2.319 hồ sơ (1/7,7), công nghệ kỹ thuật cơ khí 2.464 (1/8,2), công nghệ kỹ thuật ôtô 2.738 hồ sơ (1/9,1); Ngành công nghệ may 1.639 hồ sơ (1/6,6), công nghệ hóa học 3.508 hồ sơ (1/8,8), tiếng Anh 713 hồ sơ (1/7,1); công nghệ cơ điện tử 621 hồ sơ (1/6,2); công nghệ nhiệt lạnh có 581 hồ sơ (1/5,8).

Viện ĐH Mở, năm 2011, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi lên tới hơn 23.000, trong khi chỉ tiêu vào trường là 3.000 (1/7,7).

Đại học Thương mại năm ngoái cũng bội thu số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (39.000), trong khi chỉ tiêu vào trường là 3.400 (tỷ lệ “chọi” 1/11).

Điểm chuẩn không cao

Theo các chuyên gia tuyển sinh, điểm chuẩn, khả năng trúng tuyển vào phần lớn các trường Đại học - Cao đẳng không phụ thuộc nhiều vào số lượng dự thi nhiều hay ít mà quan trọng là năng lực, trình độ của mỗi thí sinh.

Trong khi nhiều hồ sơ đăng ký dự thi nhưng điểm chuẩn vào một số ngành của các trường "đắt khách" không cao, thậm chí nhiều ngành chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT.

Năm 2011, điểm chuẩn vào Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội các khối như sau: Hệ ĐH khối A, D1: 13 điểm; khối B, C: 14.5 điểm.

Riêng năm ngành được coi là thế mạnh của trường, điểm chuẩn cao hơn. Cụ thể, ngành Công nghệ sinh học: 15.0 điểm (khối A, D1) và 18,5 điểm (khối B); Ngành Môi trường: 14,5 điểm (khối A, D1) và 17,5 điểm (khối B); Quản lý đất đai: 14,5 điểm (khối A, D1) và 17,5 điểm (khối B); Công nghệ thực phẩm: 14 điểm (khối A, D1) và 17,5 điểm (khối B); Kế toán: 14 điểm (khối A, D1).

Tương tự, ĐH Công nghiệp TPHCM, điểm chuẩn năm 2011 cũng có nhiều ngành chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, các ngành Máy và thiết bị cơ khí, Công nghệ nhiệt lạnh, Công nghệ kĩ thuật điện tử, Khoa học máy tính, Công nghệ Kĩ thuật ôtô, Công nghệ May và TKTT và Công nghệ Cơ - điện tử, điểm chuẩn chỉ là 13.

Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện: 13,5 điểm; Công nghệ Kĩ thuật cơ khí: 14 điểm; Công nghệ Môi trường: 15 điểm (khối A); Kế toán, Kiểm toán: 15,5 điiểm (khối A), 16,5 điểm (khối D1)...

ĐH Công Nghiệp Hà Nội có lượng hồ sơ đăng ký "khủng" nhưng vài năm trở lại đây điểm chuẩn của trường dao động chỉ từ 15-18 điểm. Cụ thể, điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa Học, Việt Nam học, Công nghệ May, Công nghệ Kỹ thuật nhiệt là 13.

Các ngành điểm chuẩn 13,5 gồm: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin; Kỹ thuật phần mềm. Ngành Quản trị Kinh doanh: 14 điểm.

Các ngành điểm chuẩn 15 gồm: Công nghệ Kỹ thuật Ôtô, Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử, Công nghệ Kỹ thuật điện tử, truyền thông, Quản trị kinh doanh...

Các ngành điểm chuẩn 16 - 17 gồm: Kế toán, Tài chính ngân hàng. Riêng ngành ngôn ngữ Anh (tiếng Anh nhân hệ số 2): 19,5 điểm.

Viện ĐH Mở Hà Nội điểm chuẩn năm 2011 cũng dao động từ 13 - 18 điểm. Cụ thể, ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông, Luật kinh tế, Luật Quốc tế: 13 điểm.

Ngành Quản trị Kinh doanh (14 điểm); Tài chính Ngân hàng, Công nghệ Sinh học, kế toán: 15 điểm.

ĐH Thương Mại điểm chuẩn năm 2011 của nhiều ngành cũng chỉ từ 16,5 điểm như Quản trị thương hiệu (khối A); Luật Thương Mại (khối A, D1); Hệ thống thông tin Quản lí (khối A)...

Các ngành có điểm chuẩn 17 gồm Quản trị nguồn nhân lực thương mại; Quản trị doanh nghiệp khách sạn, du lịch. Các ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại: 18 điểm; Quản trị kinh doanh tổng hợp: 19; Kế toán (khối A): 21 điểm; Tài chính - Ngân hàng: 20n5 điểm.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.