Nhiều người không thế chấp đăng ký xe để vay vốn

TPO - Cục trưởng Quản lý xử lý vi phạm hành chính Bộ Tư pháp Đặng Thanh Sơn cho biết, việc này xử phạt tài xế chỉ mang đăng ký bản sao sẽ tác động tiêu cực tới tình hình kinh tế, người dân sẽ không thế chấp để vay vốn nữa

Trong buổi sơ kết công tác 6 tháng đầu năm Bộ Tư pháp, ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Quản lý xử lý vi phạm văn bản hành chính cho biết, trong thời gian vừa qua đơn vị nhận được nhiều ý kiến phản ảnh về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không mang bản chính đăng ký xe, trong đó nhiều trường hợp ô tô đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Theo quy định, việc nhận thế chấp tài sản đối với các khoản vay, giữ bản chính đăng ký phương tiện để đảm bảo thế chấp, tránh nợ xấu. Bên thế chấp có nghĩa vụ giao giấy tờ gốc. Còn quy định về chứng thực, bản sao công chứng có giá trị sử dụng thay cho bản chính để chứng thực.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu trao đổi, đơn vị cho rằng CSGT xử phạt hành chính là có cơ sở pháp lý, trên cơ sở thực hiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Thực tế này dẫn đến sự hoang mang cho người dân và có tình trạng nhiều người có ý định dừng việc thế chấp đăng ký để vay tiền hoặc mua phương tiện.

“Hệ thống pháp luật chưa ổn, chưa thống nhất đồng bộ khiến việc thực hiện các quy định của pháp luật bị chồng chéo. Hiện cả nước có khoảng 3 triệu phương tiện tham gia giao thông có thế chấp đăng ký tại các tổ chức tín dụng. Việc này xử phạt tài xế chỉ mang đăng ký bản sao sẽ tác động tiêu cực tới tình hình kinh tế, người dân sẽ không thế chấp để vay vốn nữa. Do đó, sau khi tiếp nhận phản ánh này,chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án trình Bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo”, ông Sơn nói.

Về chi tiết đề xuất phương án định hướng giải quyết việc thế chấp đăng ký phương tiện, ông Sơn cho biết, hệ thống pháp luật chưa thống nhất, chưa đồng bộ, hướng dẫn cụ thể nên xử lý phải có quy định sửa đổi bổ sung cho đồng bộ, thống nhất cách hiểu. Đồng thời, phải đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp, cũng như thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ sẽ phản hồi rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tới người dân.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.