Nhiều món ngon chữa bệnh từ lươn

Ảnh: aFamily
Ảnh: aFamily
Thịt lươn có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh ít người biết đến.

Chữa mất ngủ, kém ngủ: Nấu lươn với ngó sen lượng đủ dùng. Ăn vào buổi chiều hằng ngày. Còn có tác dụng cân bằng kiềm toan nội môi phòng chữa bệnh.

Chữa suy thận, đau lưng: Lươn 250g, thịt heo 100g, hoàng kỳ 15g. Lươn làm sạch cắt khúc, thịt heo thái miếng, rồi cho cả 3 thứ vào nồi cùng nước ninh chín. Vớt bỏ hoàng kỳ là ăn được.

Chữa bệnh trĩ: Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.

Chữa tiểu ra máu: 250g lươn vàng bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.

Chữa bệnh tăng đường huyết, trí nhớ giảm sút: Nấu lươn sốt cà chua ăn hằng ngày hoặc thịt lươn nấu với đậu phụ thành canh để ăn.

Chữa ho, ho lao do âm hư: Lươn 250g với đông trùng hạ thảo 3g nấu canh ăn có tác dụng chữa ho, ho lao hiệu quả.

Ngừa bệnh tiểu đường: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, thịt lươn có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm thiểu các nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Giúp sinh khí huyết: Thịt lươn có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông máu và tăng cường dương khí, hỗ trợ điều trị chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.

Theo Theo Lao động
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.