> Nhiều việc làm Tết hấp dẫn lao động
> Tết ấm chờ đón sinh viên, công nhân
Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay có chủ đề “Trái tim Việt Nam” nhằm chuyển tải thông điệp đoàn kết toàn dân tộc. Không gian Đường hoa Nguyễn Huệ, phân đoạn theo từng chủ đề: “Xuân Non cao” với các hình ảnh gắn với miền rừng núi như Rừng hoa, Cầu vồng hoa, Đàn Tơ rưng hoa, Trống Paranưng hoa, Cồng chiêng, Khèn hoa, Sắc màu Cao nguyên, Quạt xòe hoa, Giọt hoa và Cây Kết đoàn…
“Xuân Đồng bằng” trưng bày mô hình thu nhỏ con giáp của giai đoạn 10 năm qua. Hình ảnh hồ sen, phong cảnh làng quê, đồng lúa, sinh hoạt nông nghiệp. “Xuân Biển đảo” với những xóm chài là cảnh biển sâu với Đồi ốc san hô. Đường hoa Nguyễn Huệ khai mạc lúc 19 giờ ngày 7-2 (27 tháng Chạp) đến 22 giờ ngày 13-2 (mùng 4 Tết).
Thành phố cũng sinh động với Lễ hội bánh tét, Phố Tỏa sáng, Khoảnh khắc Đón Năm mới, Pháo hoa giao thừa… Pháo hoa Giao thừa được bắn lên tại 7 điểm, gồm 1 điểm tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn, quận 2, và 6 điểm tầm thấp tại Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, quận 9, Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, huyện Củ Chi, Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 11, Sân bóng đá huyện Cần Giờ, Khu Tưởng niệm Liệt sĩ Ngã ba Giồng, huyện Hóc Môn, Khu Di tích Lịch sử Láng Le – Bàu Cò, huyện Bình Chánh.
Lễ hội Đường sách tổ chức từ ngày 7 đến 13-2 (mùng 4 Tết) chủ đề “Sách và 54 dân tộc”. Lễ hội chia thành các khu vực sách, ảnh thiếu nhi, xe sách lưu động, sách cho người khiếm thị, khu trò chơi cho thanh thiếu nhi ngoài ra còn có không gian cà phê sách và khu triển lãm sách về 54 dân tộc anh em và bản đồ, tư liệu ấn phẩm về biển, đảo.
Hội hoa Xuân 2013 có chủ đề “Thế nước và lòng dân” được tổ chức tại 70 chợ hoa (2 chợ hoa cấp thành phố tại công viên 23-9 và công viên Gia Định). Hội hoa Xuân công viên Tao Đàn có tên gọi “Dáng đứng Việt Nam” ngoài ra còn có biểu diễn lân sư rồng, thi đấu cờ người, võ thuật cổ truyền, múa rối, đờn ca tài tử, biểu diễn thời trang, thư pháp, trà đạo, ẩm thực, ca nhạc… Hội hoa Xuân Quý Tỵ 2013 được tổ chức từ ngày 5-2 (25 tháng Chạp) đến 16-2 (mùng 7 Tết).
Sinh hoạt tết dân gian được tổ chức tại nhiều điểm để tiện cho thiếu nhi tham gia. Tại đường Trường Sa và Hoàng Sa có các cuộc thi chạy việt dã, chạy vũ trang, đua ghe.
Bến Bình Đông và cảng Phú Định, có chợ hoa Tết “trên bến dưới thuyền” của cư dân Sài Gòn. Đầm Sen có Phố Ông đồ, chơi ô ăn quan, thưởng trà… Khu du lịch Suối Tiên có nhiều trò chơi dân gian có thưởng. Trò chơi dân gian vui nhộn: Đập heo đất, Ô ăn quan, Nhảy bao bố, Ném vòng…
Tại Khu vui chơi trẻ em KizCiti (quận 4) có các cuộc thi Hoa xuân tặng Mẹ, Múa vũ điệu của Hoa ngày mùng 2 & 3 Tết, Kỷ lục gia Mai Đình Tới biểu diễn với các nhạc cụ tự chế vào mùng 7 Tết, nhận lì xì và lời chúc từ ông Phúc Lộc Thọ, xin chữ ông đồ cho cả năm may mắn, nặn tò he nhiều màu sắc... cùng các trò chơi dân gian đập heo đất, ô ăn quan, nhảy bao bố, ném vòng...
Các chương trình biểu diễn nghệ thuật Tết tại Sân khấu 126 chủ đề Xuân họp mặt sẽ diễn ra vào 19 giờ 50 từ mùng 1 đến mùng 10 Tết. Sân khấu Trống Đồng với chương trình Mừng xuân từ mùng 1 đến mùng 6 Tết. Nhà văn hóa Thanh niên ca nhạc Khúc ca xuân vào 20 giờ ngày mùng 1 Tết.
Phòng trà Đồng Dao với chương trình Thu Minh, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn, Phương Linh, Quang Dũng . Phòng trà Tiếng Xưa với Đêm nhạc Ý Lan chủ đề Mùa xuân yêu em (mùng 1), đêm nhạc Từ Công Phụng với tiếng hát Mỹ Hạnh… Các sân khấu kịch cũng liên tục phục vụ.
Nhà hát kịch sân khấu nhỏ TPHCM diễn vở Hạnh phúc? Ở đâu?!, Chia tay hoàng hôn. Sân khấu kịch IDECAF: Miêu nữ hí miêu gia . Sân khấu Hoàng Thái Thanh: Mùng 1 Tết diễn vở Tái sinh.
Điện ảnh cho ra lò một số phim tết Nhà có năm nàng tiên (ra rạp ngày 2-2) Với Iêu em, anh dzám hok? (ra rạp ngày 6-2), Bay vào cõi mộng Mỹ nhân kế...