Nhiều bạn trẻ xài iPhone, iPad nhưng túi không có đủ 100 nghìn đồng

Nhiều bạn trẻ xài iPhone, iPad nhưng túi không có đủ 100 nghìn đồng
Một người xài Ipad, đi xe xịn chắc gì giàu hơn một người xài một cái điện thoại chỉ có các chức năng “nghe, gọi và chọi”.

Nhiều bạn trẻ xài iPhone, iPad nhưng túi không có đủ 100 nghìn đồng

Một người xài Ipad, đi xe xịn chắc gì giàu hơn một người xài một cái điện thoại chỉ có các chức năng “nghe, gọi và chọi”.

Vì sao cựu thủ tướng Thái Lan với khối tài sản lớn như thế, mà khi con ruột đi du học vẫn phải để cho con mình làm bán thời gian tại một cửa hàng thức ăn nhanh? Trong khi đối với họ số tiền kiếm được chỉ là “hạt cát” so với tài sản mà họ có.

Tại sao một người từng và hiện là một trong những người giàu nhất thế giới lại bỏ hơn một nửa tài sản mà họ làm ra được để làm từ thiện trên toàn thế giới? Và khi họ chết đi sẽ để lại hầu hết tài sản cho quỹ từ thiện này để tiếp tục hỗ trợ các chương trình từ thiện trong lĩnh vực y tế và phát triển cộng đồng?

Và rất rất nhiều người giàu có khác làm những điều tương tự…

Cái tôi muốn nói ở đây là thái độ và cách ứng xử của họ với đồng tiền. Ngay từ nhỏ họ đã được các bật cha mẹ dạy về giá trị đồng tiền mà mình làm ra, dạy họ cách chi tiêu hợp lý, cho họ thấy được đồng tiền từ mồ hôi kiếm được vất vả như thế nào. Khi hiểu được điều đó thì cách dùng tiền của họ sẽ khác đi.

Cũng có thể có nhiều trường hợp khác nhưng những trường hợp tôi nêu trên đáng để chúng ta học hỏi.

Ở Việt Nam ta, các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ hiểu được giá trị cũng như cách sử dụng đồng tiền đúng đắn.

Cha mẹ hay có cách nghĩ “đời mình khổ rồi giờ có tiền không để con mình khổ nữa, phải cho chúng tiền để bằng bạn bằng bè”… Rồi thì hàng ngày cho con tiền vô tư tiêu xài, mà các em không hề biết được để có những đồng tiền ấy cha mẹ phải lao động như thế nào.

Có cha mẹ vì cuộc sống mà lao vào kiếm tiền, không có thời gian quan tâm đến các con nên bù đắp tình cảm bằng cách cho các em thật nhiều tiền...

Nhận thức về giàu nghèo hình thành từ lúc còn nhỏ, từ cách giáo dục của người đi trước. Tuy nhiên, giàu nghèo ở đây có phải là chỉ nói về tài sản?

Tôi nghĩ không phải vậy, trong cuộc sống luôn có hai điều mà ta luôn muốn vươn đến là vật chất và tinh thần… Thế nên, giàu hay nghèo chính bản thân bạn biết được chứ không ai nhìn vào mà biết được.

Một người xài Ipad, đi xe xịn chắc gì giàu hơn một người xài điện thoại chỉ có chức năng “nghe, gọi và chọi”. Chỉ là vì họ thấy thứ đó không cần thiết cho công việc và cuộc sống của họ nên họ không dùng tiền vào việc này.

Bạn có tin rằng có người cầm điện thoại iPhone 5, xài iPad mà trong túi không có đủ 100 nghìn đồng không? Tôi đoán chắc không ít người dùng Ipad ở Việt Nam với mục đích phô trương là chính.

Vậy ai là người giàu? Tôi không quan tâm, tôi chỉ cần biết tôi có giàu hay không? Tôi chỉ cần biết mình đang nghèo thứ gì: vật chất hay tinh thần để tìm cách làm giàu thứ mình đang thiếu.

Tôi sẽ phấn đấu hết hết khả năng để làm cho bản thân mình giàu, còn ai giàu tôi không quan tâm vì có giàu đi nữa cũng là tiền của họ.

Theo Nguyễn Viết Hùng
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG