Nhập lợn sống từ Thái, giá thịt sẽ giảm?

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, việc cho nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan sẽ giúp giảm giá thịt lợn trong nướcẢnh: Bình Phương
Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, việc cho nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan sẽ giúp giảm giá thịt lợn trong nướcẢnh: Bình Phương
TP - Từ hôm nay (12/6), Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về để giết mổ, động thái được kỳ vọng kéo giảm giá thịt lợn trong nước.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cho biết, từ ngày 12/6, các doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về giết mổ; việc đánh giá hồ sơ, tài liệu, thông tin từ Tổ chức Thú y Thế giới cùng với thực tế giám sát nhiều năm qua cho thấy, lợn sống từ Thái Lan đảm bảo về an toàn dịch bệnh.

Hiện Thái Lan kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn lợn, không có dịch tả lợn châu Phi. Lợn xuất khẩu phải có nguồn gốc từ trang trại, trong vòng bán kính 10 km không có các loại dịch bệnh nguy hiểm trong thời gian 12 tháng trước khi xuất khẩu. “Lợn nhập về dùng để giết mổ, hoặc lợn choai để nuôi không sử dụng thức ăn có chất cấm theo quy định của Thái Lan và Việt Nam. Lợn được tiêm phòng bệnh tai xanh, lở mồm long móng….”, ông Đông nói.

Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Thái Lan đã đăng ký 8 doanh nghiệp, với 8 hệ thống trang trại có quy mô 5 triệu con lợn sống để xuất sang Việt Nam và có thể tăng thêm trong thời gian tới. Với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam, ông Đông cho biết, họ chỉ được nhập lợn từ các trang trại của Thái Lan đã được cơ quan thú y nước này kiểm tra, xác nhận và đăng ký với cơ quan thú y Việt Nam.

Doanh nghiệp phải có xe vận chuyển chuyên dụng, cơ sở nuôi cách ly, kiểm dịch… ở Việt Nam theo quy định. Với lợn to, trong vòng 5 ngày, nếu mẫu xét nghiệm âm tính sẽ được cho đi giết mổ. Còn với loại lợn choai 10-30 kg/con, sẽ được cách ly 14 ngày, nếu mẫu xét nghiệm âm tính mới được đưa vào để tiếp tục nuôi tăng đàn.

Ðến tháng 10 sẽ đáp ứng nhu cầu thịt lợn

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đến ngày 30/5, tổng đàn lợn cả nước đạt 24,89 triệu con, bằng 80,3% so với cuối năm 2018, thời điểm đàn lợn ổn định và tổng đàn lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn trong 5 tháng đầu năm 2020 là 5,78%/tháng.

Theo ông Tiến, từ cuối năm 2019 đến nay, Việt Nam đã nhập khoảng 5.000 con lợn giống cụ kỵ, ông bà và hơn 3.000 con giống bố mẹ. Dự kiến hết năm nay sẽ nhập trên 100.000 con lợn giống bố mẹ.

“Với tốc độ nhập đó, cũng như nguồn giống trong nước, dự kiến cuối quý 3, đầu quý 4 sẽ đáp ứng nhu cầu thịt lợn trong nước”, ông Tiến nói. Liên quan việc nhập khẩu thịt lợn, ông Tiến cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo nhập 100.000 tấn thịt lợn; trong năm tháng đầu năm nay, cả nước đã nhập hơn 70.000 tấn thịt lợn các loại.

Ông Tiến cho biết, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi người chăn nuôi, giết mổ, phân phối, người tiêu dùng và không ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng, khi thấy lợi ích của các đối tượng được cân đối, Bộ sẽ thông báo trước một tháng việc ngừng nhập khẩu lợn sống.

“Chắc chắn không có chuyện mang lợn từ Thái Lan về lại bán với giá chín mấy nghìn đồng”.
 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.