Nhận chìm gần 1 triệu m3 chất thải: Chưa yên trên bờ lại lo dưới biển

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.
TP - Trên cạn, ô nhiễm môi trường do khói bụi, xỉ than thải ra từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa được khắc phục thì nay, lại thêm mối đe dọa ô nhiễm vùng biển.

Việc Bộ TN&MT cấp phép cho Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 1 triệu mét khối bùn, cát nạo vét xuống vùng biển Hòn Cau - thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đang gây lo lắng cho dư luận và người dân trong khu vực. Trên cạn, ô nhiễm môi trường do khói bụi, xỉ than thải ra từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa được khắc phục thì nay, lại thêm mối đe dọa ô nhiễm vùng biển.

Bất an từ nhà máy

Ô nhiễm từ nhà máy điện Vĩnh Tân là nỗi lo thường trực của người dân sống quanh vùng này. Chỉ chiếc bàn nhựa uống cà phê thường ngồi mỗi sáng, ông Tư - chủ vựa thu mua hải sản ở khu vực cảng cá Cà Ná (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) cho biết: Chỉ sau một đêm, chiếc bàn này phủ kín một lớp bụi. Bụi từ nhà máy nhiệt điện theo gió cuốn sang đây, giờ lại thêm đổ bùn ra biển thì ngư dân sống sao nổi?

“Ai nói ở vùng này không có san hô chứ người dân chúng tôi biết rõ cách bờ vài trăm mét trở ra khu vực hòn Lao Câu (Hòn Cau) là rạn san hô, môi trường sinh trưởng của tôm cá”- ông Tư quả quyết. Còn ông Hưng, một hộ cung cấp vật tư nghề cá cho hay, chúng tôi nghe nói họ khảo sát để đổ bùn ở khu vực Mũi Điện (Ninh Thuận), nhưng tỉnh Ninh Thuận không đồng ý, giờ lại nghe được phép đổ bùn ở khu vực Hòn Cau. “Mà đây lại là khu bảo tồn biển, sao lại mang bùn tới đổ? Người ta nói đã đánh giá trên cơ sở khoa học, nhưng người dân chúng tôi ở đây không có thấy ai đến khảo sát bao giờ!”- ông Hưng cho hay.

Từ cảng biển Cà Ná, nhìn bên phải là dãy ống khói cao sừng sững của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đang nhả khói, chếch bên tay trái nhìn ra là Hòn Cau. Ngư dân Trương Lai, ngụ tại thôn Lạc Sơn 1, xã Cà Ná chỉ tay nói “đó là khu vực ngư dân chúng tôi vẫn thường đánh bắt”. Với chiếc thuyền thúng, tay lưới, cứ đêm xuống, ông Lai chèo tay đánh bắt cá trong khu vực Cà Ná, nuôi sống gia đình hàng chục năm nay. Gần đây hải sản ít dần, ông Lai phải nhờ vào tàu đánh cá của anh em kéo thúng ra khu vực Hòn Cau để đánh bắt, sáng lại nhờ tàu chở về. Ông Lai nói cả vùng biển Cà Ná này rất nhiều san hô, vì vậy cá tôm sinh sản rất nhiều, nhưng từ khi có nhà máy nhiệt điện thì cá ít dần, ngư dân phải đi xa hơn.

Nhận chìm gần 1 triệu m3 chất thải: Chưa yên trên bờ lại lo dưới biển ảnh 1 Ngư dân Trương Lai lo lắng bùn thải làm ô nhiễm môi trường biển.

Hoạt động từ năm 2005, trại tôm giống Xuân Bảy (xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) là nơi sản xuất tôm giống cho nhiều trại nuôi tôm ở khu vực miền Tây, miền Trung, nhưng hiện trại này đang ngồi trên lửa vì hiệu quả kinh tế ngày càng giảm dần. Ông Lê Đình Tuấn, quản lý doanh nghiệp Xuân Bảy lý giải: “Từ khi nhà máy nhiệt điện hoạt động, sản xuất tôm giống rất khó khăn, sản lượng chỉ đạt được 30%. Trước đây nước biển lấy vào nuôi tôm không phải lọc, nhưng giờ nước bơm vào vẫn đục, phải xử lý, nhiệt độ nước tăng thêm khoảng 2 độ C buộc công ty phải lắp đặt thêm hệ thống máy xử lý nước”.

Trước nguy cơ ô nhiễm khu vực nuôi tôm giống ở Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận dự kiến đưa vùng nuôi tôm về vùng biển Chí Công ở huyện Tuy Phong nhưng ông Tuấn lo lắng, khi đổ bùn thải ở Hòn Cau, liệu môi trường nước ở Chí Công có còn đảm bảo?

Lo lắng của người dân là hoàn toàn có cơ sở, bởi chỉ một thời gian ngắn khi 1 tổ máy nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động thì bụi xỉ than của nhà máy này đã gây họa cho cả khu vực dân cư trong vùng. Dù trước khi đưa vào hoạt động đơn vị này đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng thực tế người dân ở Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Cà Ná phải ăn ngủ trong bụi, thậm chí bụi phủ lên cả những cánh đồng muối của diêm dân. Khi tỉnh Bình Thuận yêu cầu công ty phải xử lý bụi, nhà máy lại cho lu lèn xỉ than và dùng nước tưới. Vì không có nước ngọt, nhà máy lắp trạm bơm kéo nước biển lên tưới bãi xỉ, nước mặn thẩm thấu vào đất, gây nhiễm mặn đất đai và cây trồng. Lo ngại ô nhiễm, tỉnh đã khuyến cáo người dân không dùng nước gần khu vực bãi xỉ nữa.  

Nhận chìm gần 1 triệu m3 chất thải: Chưa yên trên bờ lại lo dưới biển ảnh 2 Khu vực biển chuẩn bị được nạo vét bùn, cát xây dựng cảng.

Lường trước nguy cơ ô nhiễm

Trong khi người dân lo lắng thì Bộ TN&MT cấp phép cho nhận chìm bùn xuống biển với lý lẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường (!?). Trong cuộc họp công bố các tài liệu liên quan, giới thiệu quy trình quan trắc của dự án đổ gần 1 triệu m3 bùn, cát sau nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong vào ngày ngày 7/7, ông Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết: Trong quá trình cấp phép nhận chìm, Bộ đã làm đúng trách nhiệm, hạn chế thấp nhất khả năng sự cố xảy ra. Bộ sẽ cùng tỉnh Bình Thuận và các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình nạo vét, vận chuyển và nhận chìm này.

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, tỉnh là địa phương đầu tiên được cấp phép nhận chìm trên biển của cả nước nên phải hết sức thận trọng. “Đây là vùng nước trồi, có dòng chảy mạnh, gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau, ngoài giá trị bảo tồn còn có cuộc sống người dân khu vực này, vì vậy cần phải làm từng bước”- ông Hai nói đồng thời cho biết, hiện đang tiến hành cắm mốc khu vực nhận chìm, lắp đặt hệ thống quan trắc, xây dựng quy chế giám sát.

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nêu quan điểm nhất trí việc nhận chìm vật chất sau nạo vét xuống biển, vì vật chất nạo vét này đã nhiễm mặn, không có nơi chứa. Tuy nhiên, theo ông Hùng, vấn đề hiện nay là giám sát vị trí nạo vét, phương pháp nạo vét, địa điểm nhận chìm. Trước khi thực hiện phải có quan trắc, khi triển khai kế hoạch giám sát phải có chương trình bồi thường, thống nhất các tiêu chí bồi thường. Sau khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư phải cam kết là người trực tiếp bồi thường…

Thiếu minh bạch

Trước việc cho phép nhận chìm khoảng 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét ra khu vực đảo Hòn Cau, ông Nguyễn Hữu Quý, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên - môi trường tỉnh Bình Thuận cho rằng: Bộ TN&MT nói việc nhận chìm bùn không ảnh hưởng đến môi trường là không có cơ sở khoa học. Ông Quý đặt câu hỏi: “Môi trường nước rất nhạy cảm, nếu có sự cố xảy ra dưới đáy biển thì làm sao hốt lên?”. Theo ông Quý, Cà Ná ở phía Bắc Bình Thuận và Nam Ninh Thuận, cùng với hòn Lao Câu là vùng biển thủy động học nước trồi, nơi phù du sinh vật phong phú, đã được quy hoạch là vùng bảo tồn đa dạng. “Đây là vùng sinh sản của cá tôm, hiện san hô, tảo rong đã chết, mất dần rồi” - ông Quý nói đồng thời đề nghị: “Phải dừng lại việc đổ bùn này khi chưa có khẳng định chắc chắn là sẽ không làm ô nhiễm môi trường biển. Bởi đây đây là sự việc chưa rõ ràng, thiếu minh bạch”.

“Các nhà khoa học ở Viện Hải Dương học Nha Trang rất hiểu vùng biển nơi đây nhưng không được tham gia khảo sát, đóng góp ý kiến. Kể cả những người dân ở địa phương như chúng tôi đều không được tham gia. Trong khi đó Viện Khoa học Thủy lợi chỉ là đơn vị không chuyên về biển lại là đơn vị báo cáo đánh giá tác động môi trường”.

Ông Nguyễn Hữu Quý cho biết 

MỚI - NÓNG