Nhận biết sức khỏe qua ... mồ hôi

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Tưởng như việc đổ mồ hôi giữa trời oi bức là chuyện bình thường nhưng thực tế những bất thường trong việc đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu báo bệnh.

1. Ra mồ hôi ở vùng trán = Gan dương quá nhiều

Nếu vùng trán thường xuyên ra mồ hôi, Trung y cho rằng có thể là do gan dương quá nhiều gây ra. Bạn nên tới bệnh viện kiểm tra sự phân tiết kích tố của tuyến giáp có bình thường hay không?

Nếu sau khi ăn xong xuất hiện mồ hôi ở mặt đồng thời có cảm giác trướng bụng đầy hơi, khát nước, không muốn ăn phần lớn là do ăn nhiều. Có thể ăn ít đi, hoặc ăn các đồ thanh đạm, cũng có thể uống thuốc tiêu hóa. Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, bụng dạ khó chịu, buồn nôn, sốt, rêu lưỡi dầy có màu vàng nhạt là biểu hiện thấp nhiệt của tì vị cần chú ý đồ ăn thanh đạm. Khi trẻ đi ngủ xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi nhẹ nhưng kèm theo các hiện tương ngủ không sâu, mệt mỏi bất an, hay giật mình cần cho đi khám ngay. Ngoài ra, người già và sản phụ sau sinh cơ thể suy nhược cũng có thể có hiện tượng ra mồ hôi đầu, phần lớn do khí suy.

Kiến nghị của bác sỹ: Bình thường nên cố gắng để cho tâm khí bình hòa, không nên tức giận. Đặc biệt phụ nữ nên ngủ đủ giấc nếu không sẽ gây ra âm hư, gan dương rất nhiều. Nên uống những thuốc có tác dụng bình gan.

2. Ra mồ hôi ở mũi = Phế khí không đủ

Nếu bình thường hay bị ra mồ hôi chứng tỏ phế khí của bạn không đủ. Cần phải điều chỉnh bổ khí. Nhìn từ góc độ lí luận của Tây y, khả năng miễn dịch của bạn là khá thấp, cần phải nâng cao khả năng miễn dịch.

Kiến nghị của bác sỹ: Hàng ngày bạn nên dùng hai tay hoặc một vật gì đó đập vào hai đùi. Trong đó, trọng điểm là đánh hoặc ấn mạnh vào hai bên trái phải của hai đùi. Bởi vì đây là vị trí phân bố các phế kinh của cơ thể, thông qua kích thích hợp lý như vậy sẽ đạt được mục đích là điều tiết phế kinh.

3. Ra mồ hôi ở phần cổ = Nội phân tiết kém

Tuyến mồ hôi phân bố rất ít ở vùng cổ, cho nên rất ít người bị ra mồ hôi ở cổ. Nếu bạn thường xuyên ra mồ hôi ở cổ có thể có liên quan tới sự mất cân bằng của nội phân tiết của cơ thể.

Kiến nghị của bác sĩ: Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra kích tố toàn diện ở bệnh viện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Ra mồ hôi ở ngực = Mất điều hòa ở tì vị

Nếu bạn thường xuyên bị ra mồ hôi ở ngực, Trung y cho rằng, bạn bị mất điều hòa ở tì vị. Tây y cho rằng tuần hoàn máu quá chậm, vận chuyển dưỡng khí không thông suốt. Đổ mồ hôi ở phần tim, ngực chủ yếu là những người hoạt động trí óc nhiều. Những người này có biểu hiện như sau: tinh thần thường xuyên mệt mỏi, không có nhu cầu ăn uống, ngủ kém, hay nằm mơ, tư duy quá độ dẫn tới tâm tì hư, cần phải vận động thích hợp như chạy bộ, tập thái cực quyền…

Kiến nghị của bác sĩ: Bình thường không nên suy nghĩ quá mức, cũng không nên xem các phim bao lực để tránh bị kích thích quá mức về thần kinh dẫn tới làm tổn thương tì vị. Nên ăn ít đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nguội. Nên dùng hoàng kỳ, táo tầu pha nước uống có thể làm giảm các triệu chứng nói trên.

5. Ra mồ hôi ở nách = Tuyến mồ hôi quá lớn hoặc ăn quá nhiều đồ nặng mùi.

Dưới nách phân bố khá lớn tuyến mồ hôi. Nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều nguyên nhân có thể do đường kính của tuyến mồ hôi quá lớn hoặc cũng có thể do bạn đã ăn quá nhiều đồ ăn nặng mùi như hành, tỏi, hành tây…

Kiến nghị của bác sĩ: Khi tuyến mồ hôi quá lớn có thể đến bệnh viện thực hiện trị liệu bằng laze. Ăn đồ ăn nên ăn các loại đồ ăn thanh đạm, ít muối, ít hương liệu, nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

6. Ra mồ hôi ở gan bàn tay/chân = Tì vị thấp nhiệt, huyết hư

Nếu tâm tư căng thẳng, bị kích động hoặc sợ hãi, gan bàn tay và gan bàn chân rất dễ ra mồ hôi. Trung y cho rằng phần nhiều là do tì thất vận hóa, tì vị thấp nhiệt, huyết hư.

Gan bàn tay và chân ra nhiều mồ hôi kèm theo gan bàn tay va chân nóng, miệng khô chủ yếu do âm hư gây nóng. Nếu kèm theo bụng trướng và đau, đại tiện không thông chủ yếu do ruột chứa phân lưu cữu, có thể dùng thuốc thông đại tiện. Nếu kèm theo miệng khô, đau răng chủ yếu do nóng trong dạ dầy có thể uông thuốc làm mát dạ dầy.

Kiến nghị của bác sĩ: Hàng ngày massage vùng bụng sau bữa ăn, trước tiên xoa 30 vòng theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoa 30 vòng ngược chiều kim đồng hồ. Nên ăn ít, tốt nhất không nên ăn đồ ăn lạnh như kem hay đồ uống lạnh.

7. Ra mồ hôi phần lưng = Âm Dương suy nhược, quá mệt mỏi

Có rất ít tuyến mồ hôi phân bố ở lưng cho nên khi ra mồ hôi ở lưng chứng tỏ âm dương thiếu hòa hợp gây ra cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Kiến nghị của bác sĩ: Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, ăn uống đủ chất, phong phú giúp nhuận âm bổ dương. Phụ nữ đặc biệt nên ăn nhiều hải sản hoặc sáng tối tập khoảng 15 phút Yoga.

8. Ra mồ hôi ở phần phụ = Thận dương suy nhược

Nếu bạn bị ra mồ hôi ở phần phụ, Trung Y cho rằng, cơ thể bạn có thận dương suy nhược. Tây y cho rằng có khả năng bạn bị viêm âm đạo do nhiễm nấm là rất cao thậm chí khí vị ở phần phụ có mùi.

Kiến nghị của bác sĩ: Hàng ngày nên ăn uống thanh đạm, không nên ăn đồ ăn lạnh. Bình thường nên ngâm hoàng kỳ để uống. Nếu khí vị có mùi nên nhanh chóng tới bệnh viện thực hiện kiểm tra hóa nghiệm chuyên khoa.

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.