Nhà vườn thủ phủ mai vàng miền Trung tất bật 'tút' lại cây lo cho Tết năm sau
TPO - Sau Tết Nguyên đán, người trồng mai ở thị xã An Nhơn (Bình Định), nơi được mệnh danh là “thủ phủ mai vàng miền Trung” lại dồn sức để “tút” lại cây mai.
Theo người dân cho biết, sau một năm chăm sóc, chất dinh dưỡng tích tụ nuôi bông, búp khiến cây mai gần như "kiệt sức". Nếu không cắt tỉa cành, bấm những hoa, búp còn lại thì chất lượng bông năm sau sẽ bị ảnh hưởng.
Trong tháng Chạp, người làm nghề trồng mai vàng ở TX An Nhơn tất bật với công việc lặt lá mai để hoa ra đúng dịp Tết. Qua tháng Giêng, họ lại hối hả với những việc nhổ cọc, suốt hoa, nụ, cắt tỉa ngắn bớt cành, thay đất vào chậu mới để chuẩn bị cho mùa Tết năm sau. Ảnh: Trương Định
Người dân cho biết, sau một năm chăm sóc, chất dinh dưỡng tích tụ nuôi bông, búp khiến cây mai gần như "kiệt sức". Nếu không cắt tỉa cành, bấm những hoa, búp còn lại thì chất lượng bông năm sau sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh: Trương Định
Ủ rơm cho cây mai.
Thay đất mới vào các chậu mai.
Theo thống kê của TX An Nhơn, toàn thị xã có gần 1.500 hộ dân trồng mai cảnh trên diện tích 145ha. Vụ hoa Tết Tân Sửu năm nay các nhà vườn trồng mai cảnh ở thị xã đạt mức doanh thu gần 80 tỷ đồng. Ảnh: Trương Định
Vườn ông Nguyễn Ngọc Ẩn (61 tuổi, thôn Háo Đức, xã Nhơn An) với trên 2.000 chậu mai, trong dịp Tết Tân Sửu vừa qua, ông chỉ bản được khoảng 300 chậu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến thương lái các nơi không thể về mua mai đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Trương Định
Lượng mai còn tồn lại lớn, ông phải thuê thêm lao động nhổ cọc, tuốt hoa, nụ còn lại, thay đất, vào chậu mới. "Dù hoa đang nở rất đẹp, song bắt buộc nhà vườn phải cắt tỉa ngắn các cành, bấm sạch hoa và búp. Bởi vì, sau một năm chăm sóc, chất dinh dưỡng tích tụ để nuôi hoa, nên sau Tết nếu không làm công việc này ngay sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoa năm sau", ông Ẩn nói. Ảnh: Trương Định
"Tút" lại cây mai sau Tết. Ảnh: Trương Định
Bà Nguyễn Thị Lan (56 tuổi, thôn Trung Định, TX An Nhơn) cho biết, nếu như lặt lá, nhổ cỏ công việc nhẹ hơn thì được trả công 150 nghìn/ngày; còn khiêng chậu, sang đất được trả 170 nghìn/ngày. Ảnh: Trương Định
TPO - TIN NÓNG ngày 18/4: Bắt trói ông nội để hiếp dâm cháu gái 13 tuổi; Nhân viên nhà nghỉ 'thác loạn' ma túy cùng 17 dân chơi; Bắt giữ kẻ vận chuyển 11 kg ma túy ở bến xe Đông Hà; Bé 5 tuổi tử vong trong tình trạng không mặc quần ở bãi đất trống gần nhà; Lên mạng rao bán xe máy rồi 'tập kích', dùng dao đâm người mua để cướp tiền; Công an xác minh lý lịch Lê Chí Thành, xem xét xử lý thêm tội…
TP - Để phục vụ tốc độ đô thị hóa và phát triển khu công nghiệp rầm rộ, nhiều dự án khai thác cát sỏi tại Bắc Giang đang hoạt động hết công suất, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đời sống và môi trường.
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Trần Thắng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), cho hay, đang liên hệ các chuyên gia ở TPHCM để bắt chú khỉ bị dính bẫy về điều trị.
TPO - Ngày 16/4, Sở TT&TT phối hợp với Sở Văn hóa - TT&DL, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2021”. Tham dự sự kiện, Nhà sách Tiền Phong đã tặng sách cho các thư viện trên địa bàn.
TPO - Liên quan đến vụ "Sửa quốc lộ hơn 800 tỷ, nhà dân chỗ lên cao vút, chỗ xuống mất hút" mà Tiền Phong đã phản ánh, ông Nguyễn Hữu Hùng, Giám đốc Sở GTVT Kon Tum khẳng định sẽ không để người dân "thiệt" khi cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24.
TP - Ngày 15/4, Tỉnh đoàn Nghệ An phối hợp với báo Tiền Phong và UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) tổ chức khởi công xây dựng “Công trình thanh niên - Cùng em vượt lũ” tại bản Lưu Thắng, xã Chiêu Lưu. Bí thư Tỉnh Đoàn Nghệ An Lê Văn Lương cho biết: “Công trình chính thức được phát động ngày 17/3/2021, tháng cao điểm chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
TPO - Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tại các nút giao thông trọng điểm nhưng hiện nay nhiều hầm đường bộ, cầu vượt trên địa bàn Thủ đô lại chưa phát huy hết hiệu quả.
TPO - Dọc trên khắp các tuyến phố như Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Đường, Lò Sũ,.. có những con ngõ siêu nhỏ với chiều ngang chưa đầy 1 mét, được biết đến như một “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.
TPO - 'Ngôi nhà xe lăn' nằm trong con hẻm nhỏ đường Nguyễn Cư Trinh, phường Cầu Kho (quận 1, TPHCM). Căn trọ ấm áp tình người có 26 thành viên sinh sống như anh chị em ruột thịt. Họ đồng cảm, giúp đỡ và nương tựa vào nhau san sẻ những thiệt thòi, khiếm khuyết trên thân thể giữa cuộc sống bộn bề nơi phố thị.