Nhà thầu “dọa” phạt chủ đầu tư

Nhà thầu “dọa” phạt chủ đầu tư
TP - Triển khai trên ba năm nhưng đến nay dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông vẫn gặp nhiều vướng mắc về mặt bằng. Ngoài vỡ tiến độ, dự án đang có nguy cơ bị nhà thầu phạt.

> Đường sắt đô thị: Nguy cơ không về đích đúng hẹn
> Ba năm nữa hoàn thành tuyến đường sắt trên cao

Theo kế hoạch các trụ cầu tại nút Thanh Xuân đã xong nhưng sáng 27/5 công trường ở đây vẫn ngổn ngang. Ảnh: Trọng Đảng
Theo kế hoạch các trụ cầu tại nút Thanh Xuân đã xong nhưng sáng 27/5 công trường ở đây vẫn ngổn ngang. Ảnh: Trọng Đảng.

Đến nay, theo kế hoạch, các trụ cầu tại nút giao thông Thanh Xuân đã phải hoàn thành để nhà thầu thi công nhà ga lên xuống. Tuy nhiên, sáng 27/5, vẫn còn 4 trên tổng số gần 10 trụ cầu vượt nút giao thông Thanh Xuân chưa đổ xong, công trường thi công phía đường Nguyễn Trãi - Hà Đông và Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở vẫn quây rào kín mít. Thay vì điều tiết bằng đèn tín hiệu, sáng qua, nút giao thông Thanh Xuân vẫn có từ 3 đến 5 CSGT hướng dẫn, phân luồng cho phương tiện qua lại.

Trung tá Nguyễn Đăng Lĩnh, đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, CA Hà Nội cho biết, dự án thi công chậm và công trường quây rào ở khắp nơi là nguyên nhân chính khiến đường Nguyễn Trãi - Hà Đông thường xảy ra ùn ứ thời gian qua.

Cùng với đó, theo kế hoạch, việc giải phóng mặt bằng tại khu đề-pô đường dẫn đã phải hoàn thành trong năm 2012, nhưng đến nay gói thầu này vẫn gặp vướng mắc khi chủ đầu tư vẫn chưa thể di dời được nghĩa trang Văn Nội tại địa bàn phường Phú Lương (Hà Đông).

Trên chính tuyến, nhất là đoạn qua một số địa bàn thuộc quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông… nhiều hạng mục do chưa hạ ngầm được đường điện cao thế, di dời các hộ dân ra khỏi khu vực ảnh hưởng nên nhà thầu chỉ biết khảo sát, tập trung máy móc đến rồi để đấy.

Ông Nguyễn Văn Thủy, Giám đốc điều hành liên danh nhà thầu Ld Tone Thăng Long - Hà An đang thi công hạng mục trụ cầu đoạn qua nút Thanh Xuân cho biết, lý do các trụ cầu vượt nút Thanh Xuân vẫn chưa xong là do không có mặt bằng thi công.

Nhà thầu phạt tiến độ?

Dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông được triển khai từ đầu năm 2010, dự kiến tháng 6/2015 hoàn thành. Tính đến nay, khối lượng công việc thi công theo tính toán của nhà thầu mới chỉ đạt 39%. Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, kế hoạch đưa dự án vào sử dụng tháng 6/2015 là không tưởng. Do bị kéo dài thời gian đợi chờ nên một số nhà thầu đang có yêu cầu chủ đầu tư phải tính toán tăng thêm chi phí.

Ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư) cho biết, với những cam kết của các địa phương, khu vực dự án đi qua như quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông thì từ nay đến cuối năm, công tác GPMB sẽ xong. Mặt b

ằng được giải phóng xong, còn hơn một năm nữa đủ để dự án về đúng đích. “Tuy nhiên, nếu trong thời gian tới, công tác này vẫn tiếp tục chậm trễ, không đảm bảo được các mốc tiến độ đã xác định thì khả năng dự án không thể hoàn thành theo tiến độ nêu trên là rất lớn”, ông Lục thừa nhận.

Liên quan đến một số nhà thầu yêu cầu chủ đầu tư phải tính toán và bồi thường chi phí phát sinh do chậm trễ bàn giao mặt bằng, ông Lục cho biết: Đúng là các nhà thầu họ cũng đang kêu ầm lên về việc này. Để đảm bảo tiến độ thì phải được bàn giao mặt bằng thi công, chủ đầu tư không đáp ứng được nên nhà thầu có ý kiến trở lại là điều dễ hiểu. Chủ đầu tư đang tính toán để cân đối lại việc này.

Tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông chiều dài 13,5 km, có tổng kinh phí đầu tư dự án 8.770 tỷ đồng.

Ngày 15/9/2011, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đi kiểm tra tiến độ dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông. Tại công trường Bí thư Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu (Cty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt - Trung Quốc) đẩy nhanh tiến độ. Cả đại diện chủ đầu tư và nhà thầu đã hứa sẽ hoàn thành đúng mốc thời gian này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.