Nhà ở xã hội vì sao teo tóp?

Dự án Park City (Hà Đông, Hà Nội) quy mô hơn 77 ha được “miễn” quỹ đất 20% xây NƠXH ảnh: PV
Dự án Park City (Hà Đông, Hà Nội) quy mô hơn 77 ha được “miễn” quỹ đất 20% xây NƠXH ảnh: PV
TP - Nhà ở xã hội (NƠXH) không đạt được mục tiêu đề ra trong khi nhu cầu của người dân ngày một tăng. Thất bại này do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính từ quỹ đất cho NƠXH bị cắt bớt hoặc biến tướng thành nhà ở thương mại.

Hàng khu đất NƠXH biến mất

Tại Nghị định 90 (2006) hướng dẫn Luật Nhà ở quy định chi tiết dự án từ 10 ha trở lên phải dành 20% diện tích đất trong dự án để xây dựng NƠXH. Đến Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100 (2015) về phát triển quản lý NƠXH, vấn đề trên được quy định cụ thể: “Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất, bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên. Khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng NƠXH…”.

Quy định là vậy nhưng thực tế, nhiều dự án phớt lờ, không tuân thủ việc giữ quỹ đất này. Cụ thể, tại dự án Louis City Hoàng Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa được triển khai lại sau nhiều năm đắp chiếu được chuyển đổi phần diện tích 20% NƠXH làm đối ứng BT. Hay như dự án Park City (Hà Đông, Hà Nội) quy mô hơn 77 ha được “miễn” quỹ đất 20% xây NƠXH. Mới đây, cư dân tại Khu đô thị Ciputra do Cty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư đã làm đơn kiến nghị khẩn cấp gửi lên Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc điều chỉnh một số ô đất trong khu đô thị, bao gồm cả quỹ đất 20%.

Mục tiêu NƠXH thất bại

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay cả nước có 1.040 dự án đầu tư xây dựng NƠXH dành cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân khu công nghiệp. Trong đó, có 507 dự án NƠXH độc lập với tổng diện tích đất hơn 1.375ha và 533 dự án được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị với diện tích đất hơn 1.983ha.

Hiện, đã có 248 dự án hoàn thành với tổng diện tích hơn 5.175.000m2 sàn, quy mô khoảng 103.500 căn hộ; 264 dự án đang triển khai (10.825.000m2 sàn xây dựng, 216.500 căn hộ). Các dự án còn lại chưa triển khai hoặc đang làm thủ tục đầu tư xây dựng. So với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu m2 sàn nhà ở), việc phát triển NƠXH đến nay mới đạt khoảng 41,4%.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho hay, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về NƠXH đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Cụ thể, khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định nhóm đối tượng chính sách xã hội; quy định chủ đầu tư các dự án NƠXH phải dành 20% quỹ nhà ở trong dự án; quy định về một số thủ tục hành chính còn phức tạp như phải thẩm định về giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua NƠXH… 

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi Nghị định 100 về quản lý phát triển NƠXH theo hướng làm rõ nội dung quy định, cải cách thủ tục để người dân và doanh nghiệp dễ thực hiện từ xác định quỹ đất, lựa chọn chủ đầu tư…

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.