Nhà máy di dời, công viên thế chỗ

Nhà máy di dời, công viên thế chỗ
TP - Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn Hà Nội sắp tới sẽ được triển khai theo hướng hạn chế lấp hồ, thu hẹp lòng sông. Đồng thời, sẽ xây dựng nhiều công viên, vườn hoa tại các khu đất di dời nhà máy.

> Quán nhậu “xâm thực” đất văn hóa, thể thao

Hà Nội đang thiếu công viên, vườn hoa nhưng vẫn bị chiếm dụng làm nhà hàng. Ảnh: Nguyễn Tú
Hà Nội đang thiếu công viên, vườn hoa nhưng vẫn bị chiếm dụng làm nhà hàng. Ảnh: Nguyễn Tú.

Giữ hồ, xây thêm nhiều công viên

Theo Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (đơn vị tư vấn lập quy hoạch), hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn đang còn nhiều bấp cập.

Hiện trên địa bàn TP có tổng số 67 công viên, vườn hoa, sân thể dục thể thao (TDTT) các loại với tổng diện tích 365,61 ha; có 111 hồ nội thành và 77 hồ ngoại thành.

Tuy nhiên, thành phố mới tiến hành cải tạo 46 hồ và 21 hồ đã có dự án cải tạo. Nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục đối với hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh, hồ nước.

 Lãnh đạo TP yêu cầu chấm dứt việc trông giữ xe tại gầm cầu vượt, đường trên cao để dành đất trồng cây xanh, thảm cỏ 

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo

Quy hoạch xác định trong khu vực nội đô lịch sử sẽ tập trung nâng cấp, cải tạo các công viên hiện có, toàn bộ khu vực này sẽ chia làm 3 điểm trọng tâm gồm: Hồ Tây và phụ cận; hồ Yên Sở; Mỹ Đình.

Cụ thể đối với nội đô là xây dựng tổng số 60 công viên, vườn hoa. Trong đó, xây dựng mới 18 công viên, vườn hoa; cải tạo, nâng cấp 42 công viên, vườn hoa hiện có.

Đối với các sông, hồ, quy hoạch đề xuất quan điểm định hướng phát triển là hạn chế lấp hồ, thu hẹp lòng sông. Trước mắt, trong 3 năm tới, Hà Nội sẽ triển khai cải tạo 33 hồ trong 7 quận nội thành và huyện Từ Liêm với tổng kinh phí 1.601,82 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA và xã hội hóa.

Tại khu vực đô thị lõi mở rộng sẽ hình thành 7 khu vực đặc thù như: khu vực Quang Minh - Chi Đông (Mê Linh) là công viên sinh thái nông nghiệp (trồng hoa, cây cảnh) gắn với du lịch; khu vực Văn Khê - Mê Linh sẽ hình thành công viên TDTT; khu vực Yên Thường - Ninh Hiệp và Trâu Quỳ - Đa Tốn (Gia Lâm) hình thành công viên sinh thái, vườn ươm, nghiên cứu khoa học…

Tại chuỗi đô thị Bắc sông Hồng, quy hoạch sẽ có những dự án công viên sinh thái nông nghiệp gắn với du lịch như: Khu sinh thái sông Cà Lồ, khu sinh thái Đông Anh (270ha), làng văn hóa Asean (72ha); Công viên văn hóa Kim Quy (50ha); công viên Wonderland (77-93 ha mặt nước)...

Cần trên 7.000 tỷ để thực hiện

Về kinh phí thực hiện, theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố cần khoảng 7.100 tỷ đồng đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn giai đoạn 2012-2015.

Trong tổng số kinh phí đó, vốn ngân sách thành phố sẽ đầu tư khoảng 210 tỷ để thay các cây cấm trồng, các cây không đúng theo chủng loại đô thị; cải tạo, chỉnh trang các vườn hoa hiện có và xây dựng vườn hoa tại 9 huyện ngoại thành.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, yêu cầu đặt ra cho bản quy hoạch này là phải tập trung làm rõ quan điểm xây dựng Thủ đô là đô thị xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Trong đó, kết hợp giữa bảo tồn, cải tạo, nâng cấp và phát triển, đa dạng hóa quản lý cũng như đầu tư xây dựng các công viên, vườn hoa, hệ thống cây xanh và hồ nước.

Tại khu vực nội đô, cố gắng xây dựng các công viên, vườn hoa tại nơi di dời các nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời, lãnh đạo TP yêu cầu chấm dứt việc trông giữ xe tại gầm cầu vượt, đường trên cao để dành đất trồng cây xanh, thảm cỏ.

Theo dự thảo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn Hà Nội chia làm 2 giai đoạn thực hiện.

Giai đoạn 1 đến năm 2020, Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp các công viên và hệ thống mặt nước hiện có; phát triển quy mô đất trồng cây xanh đô thị khoảng 5.100 ha, ưu tiên đầu tư xây dựng 29 công viên với kinh phí khoảng 51.181 tỷ đồng; Giai đoạn 2 đến năm 2030, sẽ hoàn chỉnh hệ thống vành đai xanh, xanh sông Nhuệ và sông Thiếp…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.