Đó là những gửi gắm của các nhà báo kỳ cựu, chuyên gia về báo chí tại Diễn đàn Nhà báo trẻ và đào tạo, bồi dưỡng Bà báo trẻ và giao lưu Nhà báo trẻ với các hệ nhà báo, trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2019, ngày 17/3.
Chia sẻ với các nhà báo trẻ, sinh viên chuyên ngành báo chí, truyền thông về kỹ năng làm báo trong giai đoạn mới, PGS TS Nguyễn Văn Dững (nguyên Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng, nghề báo là nghề phải cập nhật kiến thức hàng ngày.
Theo ông, lớp nhà báo trẻ có lợi thế về năng lực tư duy mới -tư duy phát triển, phản biện và cái này phải mạnh; cùng đó là ngoại ngữ tốt và thành thạo các kỹ thuật công nghệ. “Từ ba cái hơn đó, mới có năng lực phân tích đánh giá các vấn đề xã hội”- PGS Dững nói.
Vậy kỹ năng từ đầu đầu ra? Theo PGS Dững, nó bắt đầu kiến thức thế nào. Muốn có kỹ năng phải có kiến thức, tư duy tốt. Kỹ năng về nhiều thứ, từ việc phỏng vấn, làm một clip…
PGS Nguyễn Văn Dững cũng đặt vấn đề: “Tại sao báo chí xây dựng Đảng lại kém hấp dẫn? Tại sao những vấn đề về tiền- tình-tù- tội” hay đâm -giết -cướp -hiếp, hay tin tin xấu, độc, thiếu tích cực lại nhiều nhiều..? và ông cho rằng: “Cũng vì báo chí về văn hóa, nghệ thuật chưa đông và chưa mạnh”.
Tuy nhiên, nói về làm báo thời “4.0”, theo PGS Dững, việc các nhà báo đưa tin nhanh đã thực hiện tốt, nhưng năng lực phân tích, bình luận, để dẫn dắt dư luận còn yếu và vấn đề này cần được các báo tiếp tục đào tạo, tập huấn.
Còn theo PGS TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí (Học viện Báo chi và Tuyên truyền), khi nói đến “công nghệ 4.0” nghe “rất oách”.
“Với các nhà báo trẻ, không cần nói tới mấy chấm, mà trước hết tư duy phải sắc bén. Nguồn tin phải đạt độ tin cậy, cũng như trách nhiệm phải cao hơn mạng xã hội”-PGS Hằng phân tích.
PGS Hằng cũng nhắn nhủ tới sinh viên, nhà báo trẻ rằng: “Trước 24 tư tuổi nên học nhiều nhất ngoại ngữ có thể”. Cùng đó, nếu xác định làm báo, đừng “ngồi chờ” học xong bằng nọ, bằng kia mới đi làm là chậm.
Theo PGS Hằng, người trẻ thường xem mình là trung tâm, thầy cô già cũ kỹ rồi, các nhà báo khác là bình thường.
“Đừng nghĩ được mình đạt được một vài giải thưởng là xong. Nhiều nhà báo trẻ sớm mãn nguyện với kết quả đó, để rồi tụt hậu so với các nhà báo khác”- PGS Hằng cảnh báo, đồng thời đề nghị các cơ quan báo chí phải chủ động đào tạo lại, chứ không thể đẩy cho thầy cô, bởi chính cơ quan báo là nơi đang sử dụng nhân lực đó.
Cũng nhắn nhủ đến sinh viên về vấn đề trên, Thạc sỹ Phan Văn Kiền, Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH&NV) cho rằng, hiện nhiều bạn trẻ tư duy rất nguy hiểm. “Một số bạn mới vào trường, nghĩ mình cộng tác, viết được vài tin bài được đăng trên các báo, thế là nghĩ mình biết làm báo rồi, không phải học các giao trình ở trường nữa”- Thạc sỹ Kiền nói.
Một nhóm khác mà Thạc sỹ Kiền cũng nhắc đến, là các bạn sinh viên chỉ chăm chăm việc học, học giỏi, điểm cao, bằng đẹp, nhưng ra trường lại không làm được báo. Do vậy, theo Thạc sỹ Kiền, các bạn sinh viên cân cân bằng kiến thức về lý thuyết và thực tế để trang bị hành trang tốt nhất mình
Trong khi đó, Nhà báo kỳ cự Nguyễn Uyển cũng muốn nhắn nhủ đến lớp trẻ rằng, rèn luyện kỹ năng là việc suốt đời. Đào tạo lý luận xong phải “đẩy ra đường”.
Theo ông, nghề báo có ba việc, là tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và quyết định loan tin tin. “Các bạn phải đọc thật nhiều, đi nhiều và ngẫm nhiều. Tôi sợ nhất đi tìm thực tế trên mạng, đó là thực tế rất tốt, nhưng nếu không cẩn thận nó lại làm hại, tha hóa chúng ta”- Nhà báo kỳ cựu cảnh báo đến các nhà báo trẻ.
Chia sẻ về điều trên, Nhà báo Nguyễn Thanh Nhân, Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Lâm Đồng cũng lưu ý đến các nhà báo trẻ về kỹ năng điều tiết cảm xúc, và tập cho mình tính nhân văn. Trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh.
Theo TS Trần Bá Dung, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, kỹ năng trước hết phải có kiến thức, phải đọc nhiều và va chạm nhiều. Nhà báo Trần Bá Dung gom về kỹ năng làm báo trong “4 K”: Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và kiến giải”.
Cũng tại diễn đàn, Nhà báo Hồ Hồ Quảng Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, báo chí Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức và trong đó có vấn đề tiếp nối các thế hệ làm báo.
“Chúng ta cần năng lượng mới, sáng tạo để vượt qua thách thức trong thời đại 4.0”- Nhà báo Hồ Quang Lợi nói. Theo ông, khi nói đến “4.0” là nói về nền tảng công nghệ, nhưng chúng ta quyên rằng về nội dung, thông điệp truyền tài trên công nghệ đó mới là trái tim.
“Nền tảng công nghệ nghệ chỉ là phương tiện thông tin. Nội dung là trái tim, nếu không có trái tim thì vô hồn, vô cảm, rất nguy hiểm”- ông cảnh báo.
Nhà báo Hồ Quang Lại cũng cho rằng, tâm thế, tư chất, đạo đức làm nghề vô cùng quan trọng, chứ không để công nghệ “đè đẹp” con người. Theo ông, cách đây hai năm, Hội Nghề báo đã ban hành 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp. “Các trường báo chí, cơ quan báo chí phải đưa điều này vào, nếu không sẽ gây hại cho xã hội chứ không phải giúp ích cho xã hội”- Nhà báo Hồ Quang Lợi cảnh báo.