Nguyên Thủ tướng Anh kêu gọi bỏ phiếu Brexit lần 2

Nguyên Thủ tướng Anh kêu gọi bỏ phiếu Brexit lần 2
TPO - Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown khẳng định mở một cuộc biểu quyết về việc nên hay không ở lại Liên minh châu Âu (EU) mới là cách duy nhất để giải quyết những chia rẽ đang tồn tại dai dẳng trong lòng xã hội Anh trong suốt thời gian qua.

Trả lời phỏng vấn của đài CNBC, người đứng đầu Công Đảng và Chính phủ Anh trong giai đoạn 2007 – 2010 và hiện đang là cố vấn của Tập đoàn đầu tư quốc tế PIMCO, tin rằng một cuộc trưng cầu dân ý lần 2 về thỏa thuận Brexit, là tiến trình duy nhất để “đoàn kết nước Anh” và giải quyết tình trạng bế tắc của Quốc hội Anh ở thời điểm hiện tại.

“Lúc này, bạn phải tự đặt câu hỏi làm thế nào để tìm ra một giải pháp sau ngần nấy thời gian? Điều tôi cảm thấy còn đang thiếu sót sau cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi đó là một quá trình tham vấn với quy mô toàn quốc,” Ông Brown cho biết, “Có những vấn đề chỉ phải qua một cuộc trứng ý, thì chúng mới bắt đầu nảy sinh, như các vấn đề về nhập cư, chủ quyền quốc gia hay hiện trạng của các ngành sản xuất.”

Theo cựu Thủ tướng Gordon Brown, một cuộc tham vấn trên diện rộng so với một phiên tranh luận quy mô hạn hẹp trong Quốc hội sẽ giúp chúng ta cảm nhận được những vấn đề trọng tâm mà người dân đang phải giải quyết, thay vì những thứ máy móc và giáo điều trong Hiến pháp.

“Theo tôi, đến một lúc nào đó, cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý khác.”

“Tôi không thể nói trước được khi nào nó sẽ diễn ra, nhưng tôi tin rằng, đến một lúc nào đó vấn đề này cần được nhìn nhận và giải quyết một cách thấu đáo, chứ không chỉ dừng ở những điều cơ bản trong mối quan hệ giữa Anh và EU.”

Bình luận trên của Nguyên Thủ tướng Brown được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng đương nhiệm Theresa May đang phải nỗ lực trong việc dành được sự ủng hộ của đa số cho thỏa thuận Brexit đang gây tranh cãi của bà trước thềm cuộc bầu cử vào thứ 3 tới (15/11).

Nếu kết quả bỏ phiếu không quá cách biệt, điều này sẽ tạo cơ hội cho Thủ tướng May trong việc thuyết phục giới chức của EU ngồi lại bàn đàm phán với hy vọng có đủ sự nhượng bộ để thúc đẩy thỏa thuận theo hướng có lợi cho nước Anh. Tuy nhiên, nếu kết quả quá thấp, Thủ tướng May không còn cách nào khác ngoài việc cân nhắc lại vị trí lãnh đạo của mình.

Một kết quả thua đậm đồng nghĩa với việc Thủ tướng May chỉ có thể chọn giải pháp tạm hoãn thỏa thuận Brexit bằng việc kéo dài hiệu lực của Đạo luật 50 để phần nào ngăn chặn một sự sụp đổ bên trong Quốc hội. Nếu không, Thủ tướng May hoặc phải từ chức để giao quyền đàm phán Brexit cho lãnh đạo phía Công Đảng, hoặc phải nhượng bộ trước là phiếu của người dân để tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về vấn đề Brexit.

Theo theo Express
MỚI - NÓNG