Nguyên nhân hàng loạt cây xanh chết khô ở TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một loạt cây xanh trên các tuyến đường ở quận Bình Tân, Gò Vấp, TP Thủ Đức (TPHCM) bất ngờ héo rũ, chết khô vì “sốc nhiệt”. Hiện cơ quan chức năng đang theo dõi, đánh giá và có phương án thay thế, trồng mới để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Thời gian qua, hàng loạt cây xanh trên vỉa hè các tuyến đường Trần Văn Giàu (quận Bình Tân), Lương Ngọc Quyến (quận Gò Vấp), Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) bỗng dưng héo rũ, chết dần.

Thông tin về vấn đề này ông Lê Văn Tấn - Trưởng Phòng Công viên cây xanh, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TPHCM) cho biết, trên tuyến đường Trần Văn Giàu (quận Bình Tân), ngoài chủng loại cây Long não thì thành phố còn trồng và duy trì trên tuyến đường gồm một số chủng loại khác như Me tây, Lim sét, Chiêu liêu, Vàng anh, Kèn hồng , Bò cạp nước, Bàng đài loan, Bàng...

Hàng cây Long não cũng như các chủng loại khác trên tuyến nhiều năm qua vẫn phát huy tác dụng cảnh quan, bóng mát và được thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng theo quy trình kỹ thuật.

Nguyên nhân hàng loạt cây xanh chết khô ở TPHCM ảnh 1

Cây xanh chết khô trên đường Trần Văn Giàu (quận Bình Tân).

Tuy nhiên, khoảng từ cuối năm 2023 đến nay, đơn vị được Trung tâm Hạ tầng giao chăm sóc bảo dưỡng cây xanh là Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh ghi nhận xuất hiện tình trạng một số cây Long não dần sinh trưởng kém, “xuống lá” và chết.

Trung tâm Hạ tầng và Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh đã có các buổi khảo sát, đánh giá và có nhận định một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này.

Theo đó, chủng loại Long não tuy là loài cây có những ưu điểm về cảnh quan, thanh lọc không khí. Tuy nhiên, loài này cũng có nhược điểm là tính chịu hạn, chịu nhiệt kém. Trong thời gian vừa qua, địa bàn thành phố trải qua đợt nắng nóng gay gắt, riêng với khu vực tuyến đường Trần văn Giàu là khu vực lưu lượng phương tiện có tải trọng là rất lớn nên bức xạ nhiệt tại đây rất cao ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây (cũng trên tuyến nhưng các chủng loại cây khác vẫn phát triển bình thường).

Do đặc tính của cây Long não ít thích nghi khi thời tiết nắng nóng gắt như trong thời gian qua, vì vậy đơn vị chăm sóc cũng đã tăng cường công tác tưới nước bổ sung đã giúp các cây phát triển nhưng một số cây bị suy yếu và không có khả năng phục hồi.

Nguyên nhân hàng loạt cây xanh chết khô ở TPHCM ảnh 2

Loạt cây xanh trên đường Trần Văn Giàu héo rũ, chết dần.

Về biện pháp khắc phục, đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM cho biết, đơn vị chăm sóc bảo dưỡng tăng cường giải pháp tưới nước bổ sung để cải thiện sức sống của cây.

Ông Tấn cho biết cần thời gian theo dõi nếu nhận thấy cây xanh không có khả năng phục hồi thì sẽ thực hiện thay thế để đảm bảo an toàn khi mùa mưa bão đang đến.

Qua đánh giá, nhận định các nguyên nhân như trên, Trung tâm Hạ tầng nhận thấy để đảm bảo cảnh quan tuyến đường và phù hợp với điều kiện ngoại cảnh, môi trường tại khu vực, Trung tâm Hạ tầng lựa chọn Me chua là loài cây có sức chống chịu tốt, tán đẹp, thân thẳng để thay thế cho các cây Long não bị chết trên tuyến đường.

Cũng theo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM, đối với cây xanh trên tuyến Lương Ngọc Quyến (quận Gò Vấp) do quận Gò Vấp quản lý, cây xanh trên tuyến Phạm Văn Đồng do UBND TP Thủ Đức quản lý.

Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TPHCM cho biết số cây xanh bị chết trên đường Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) gồm 47 cây lát hoa, ngoài ra, còn có 8 cây đang có dấu hiệu yếu dần được theo dõi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này được đánh giá là do sốc nhiệt.

“Cây lát hoa có tán lá rộng, đẹp, bộ rễ phát triển nhanh, an toàn khi trồng ở đường phố. Tuy nhiên, khả năng chống chịu nhiệt của loài này kém hơn cây bản địa, khi nắng nóng kéo dài cây lát hoa dễ bị mất nước, cháy lá”- đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TPHCM thông tin.

MỚI - NÓNG
Bản tin 8H: Bộ Thông tin và Truyền thông điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo
Bản tin 8H: Bộ Thông tin và Truyền thông điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo
TPO - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ tại Văn phòng Bộ, Vụ Khoa học Công nghệ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục An toàn thông tin; Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Công nghiệp ICT); Cục Xuất bản, In và Phát hành.