Người Việt Nam đầu tiên nhiễm HIV giờ sống như thế nào?

Tuổi thọ của những người nhiễm HIV có thể được kéo dài. Ảnh minh họa
Tuổi thọ của những người nhiễm HIV có thể được kéo dài. Ảnh minh họa
Nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời thì tuổi thọ của người nhiễm HIV được kéo dài hơn nữa. Trên thế giới nhiều người nhiễm HIV được phát hiện trong thập niên 80 hiện vẫn đang sống.

Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ.

Năm 1982, bệnh án của các bệnh nhân đã chứng minh giả thuyết căn nguyên là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus (tương tự virus viêm gan) lan truyền qua đường máu, đường sinh dục và từ mẹ sang thai nhi.

Cho đến tháng 6/1983, 2 nhà khoa học Luc Montagnien và Barré Sinousi đã phân lập được virus gây bệnh và đặt tên là LAV (virus liên quan đến bệnh hạch). Cuối năm 1986, tại Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ, các nhà khoa học đã thống nhất tên gọi của hai loại virus này là HIV.

Dịch HIV/AIDS tuy xuất hiện từ đầu năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. HIV tấn công mọi đối tượng chủ yếu là thanh niên, phụ nữ, trẻ em. Tính đến năm 2013, hơn 60 triệu người trên thế giới đã bị nhiễm HIV.

Ở Việt Nam, người phụ nữ đầu tiên bị lây nhiễm HIV từ người chồng sắp cưới (một nghệ sĩ múa ở Châu Âu) năm 30 tuổi. Từ khi phát hiện mình bị bệnh, chị được theo dõi định kỳ và đến tháng 1/1997 thì bắt đầu uống thuốc điều trị.

PGS. TS. Bùi Đức Dương, phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: "Ở Việt Nam, người phụ nữ nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào tháng 12/1990. 22 năm nay, người phụ nữ này vẫn sống và sống khỏe mạnh sau khi dùng thuốc kháng virus. Như vậy, nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời thì tuổi thọ của người nhiễm HIV được kéo dài hơn nữa. Trên thế giới nhiều người nhiễm HIV được phát hiện trong thập niên 80 hiện vẫn đang sống".

Nói về trường hợp đầu tiên nhiễm HIV tại Việt Nam, giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết: "Qua xét nghiệm máu của chị, hàm lượng của virus rất thấp, dưới ngưỡng phát triển, nên không tìm thấy. Nguyên nhân là do chị dùng thuốc đều đặn, sống thoải mái nên virus HIV bị kìm lại sự phát triển".

Chia sẻ về cuộc sống hiện tại của mình, người phụ nữ Việt đầu tiên mắc căn bệnh thế kỷ tâm sự: “Bây giờ tôi cố gắng buôn bán trang trải qua ngày, công việc ấy cho tôi cơ hội tiếp xúc với nhiều người.

Sau hai buổi làm việc sáng chiều, buổi tối là thời gian tôi thư giãn, góp nhặt niềm vui từ những cuộc trò chuyện, đi ăn với bạn bè, đi chùa lễ Phật... Ấm lòng nhất là những người biết tôi có HIV vẫn chơi với tôi”.

Căn bệnh HIV/AIDS là nỗi kinh hoàng của nhân loại trong nhiều thập niên qua. Tuy nhiên, những công bố mới nhất của các nhà khoa học về quá trình nghiên cứu điều trị HIV đã cho thấy những hi vọng mới cho những người không may mắc phải căn bệnh thế kỷ.

Theo Bích Châu

Theo Gia đình Online
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.