Người Singapore tạo 'tấm khiên' che chở cho kình ngư Schooling

0:00 / 0:00
0:00
Kình ngư Schooling
Kình ngư Schooling
TP - Olympic Tokyo 2020 chứng kiến thất bại có thể nói là nặng nề của Joseph Schooling, kình ngư nổi tiếng Singapore. Và người Singapore ứng xử như thế nào với VĐV của mình?

Schooling có thể ví như huyền thoại của bơi lội Singapore. Tại Olympic Rio de Janeiro 2016 (Brazil), Schooling từng làm dậy sóng đường đua xanh khi đoạt HCV đồng thời phá kỷ lục cự li 100m bướm của huyền thoại Mỹ Michael Phelps với thành tích 50 giây 39.

Tuy nhiên ở Thế vận hội Tokyo 2020, Schooling sa sút một cách đáng kinh ngạc. Ở vòng loại nội dung 100m bướm nam, Schooling chỉ đạt thành tích 53 giây 12, đứng thứ 44 trên tổng số 55 VĐV dự tranh và bị loại sớm do cự li này chỉ lấy 16 người có thành tích tốt nhất vào bán kết. Trước đó ở nội dung 100m tự do, Schooling cũng chỉ xếp thứ 39/71 VĐV, không giành được vé vào chung kết.

Thể thao Việt Nam cũng có một kỳ Thế vận hội không thành công khi các gương mặt được kỳ vọng đoạt huy chương như Hoàng Xuân Vinh (Bắn súng), Hoàng Thị Duyên, Thạch Kim Tuấn (Cử tạ) đều không đạt mục tiêu. Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên sa sút mạnh so với thành tích trước đây của cô. Các VĐV khác cũng bị loại sớm khi gặp đối thủ mạnh. Đã có những ý kiến chỉ trích, thậm chí chê bai nặng nề màn trình diễn của các VĐV nói trên.

Tương tự Việt Nam, Schooling đối diện sức ép lớn từ dư luận bởi kỳ vọng vào anh rất lớn. Thất bại của Schooling là cú sốc mạnh với bơi lội Singapore, xét theo năng lực, thành tích cũng như mức đầu tư nước này dành cho Schooling. Nếu Ánh Viên sau khi được rút về Mỹ đã không nhận được sự quan tâm cần thiết thì Schooling các năm qua vẫn được Singapore “chăm sóc” kỹ càng, tập huấn ở trung tâm lớn tại Mỹ.

Cộng đồng Singapore không thiếu những ý kiến chỉ trích anh. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nhiều người Singapore lên tiếng bảo vệ huyền thoại của mình. Nhiều người lên tiếng bênh vực, cảm ơn Schooling vì những gì đã cống hiến cho Singapore, và vì anh đã cố gắng hết sức. Họ đã tạo một “tấm khiên” trên Twitter, #shields4schooling, che chở cho Schooling.

Kình ngư sinh năm 1996 thừa nhận, anh đã bất ngờ khi được nhiều người ủng hộ như vậy. Schooling cho biết nhiều người chưa từng liên hệ hay trò chuyện với anh đã nhắn tin động viên, chia sẻ…với anh, điều đó thật sự có ý nghĩa.

Phản ứng của Schooling sau thất bại cũng là gợi ý rất tốt cho các VĐV của chúng ta như Nguyễn Thị Ánh Viên. Khi truyền thông Singapore đặt lịch phỏng vấn, anh nhận lời và điềm tĩnh trả lời tất cả những vấn đề của mình. “Tôi đã cố gắng hết sức, và nếu hôm nay thành tích của tôi như vậy không có nghĩa ngày mai sẽ thế”- Schooling cho biết. Anh thừa nhận những áp lực do cộng đồng tạo nên nhưng cho biết sẽ phải học cách kiểm soát.

“Kỳ vọng và áp lực luôn tồn tại, ở mọi nơi…Vì vậy nếu tôi nói: “Ồ không! Đừng mong đợi điều đó từ tôi” thì sẽ không thực tế. Tôi phải hiểu áp lực và kỳ vọng luôn tồn tại, nhưng đừng để nó thành gánh nặng”- Schooling chia sẻ.

Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2020 với 18 VĐV. Đây chắc chắn là những gương mặt xuất sắc nhất của Việt Nam, đại diện các môn tranh tài ở Thế vận hội. Nguyễn Tiến Minh đã 38 tuổi nhưng vẫn chiến đấu bền bỉ suốt cả thập niên. Ở tuổi 25, Ánh Viên đã đem lại hàng chục HCV cho thể thao Việt Nam, giúp môn bơi lội có vị thế ở đấu trường khu vực. Cô vẫn là tượng đài của thể thao Việt Nam.

Đằng sau thất bại của thể thao Việt Nam có rất nhiều vấn đề cần xem xét ở góc độ quản lý, nhưng với các VĐV, tất cả đã nỗ lực tối đa và xứng đáng nhận được sự trân trọng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.