> Nga quan ngại về lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO
Đó là tàu đổ bộ mang trực thăng Mistral (Pháp), xe bọc thép IVECO (Ý) và súng trường bắn tỉa Steyr-Mannlicher SSG 04 (Áo).
Mới đây nhất, quân đội Nga đang thử nghiệm loại xe tăng bánh lốp có xuất xứ từ Ý mang tên Centauro. Rất có thể Nga sẽ mua giấy phép để tự sản xuất loại xe tăng này nếu các cuộc thử nghiệm thành công.
Liệu đây có phải là dấu hiệu thụt lùi của nền công nghiệp quốc phòng Nga, từng nổi tiếng với những sản phẩm độc nhất vô nhị, không thua kém và trên một số khía cạnh, vượt lên các sản phẩm cùng loại của phương Tây?
Thực ra, vấn đề trong thực tế phức tạp hơn nhiều và khó có thể nói “một cộng một bằng hai” ở đây được. Trong những năm 1970-1980, khi Liên Xô còn vững mạnh, nước này được thừa nhận là đứng đầu thế giới ở một số lĩnh vực. Nhưng không phải tất cả.
Nhiều lĩnh vực khác, Liên Xô, nói cho đúng, đã nỗ lực rất nhiều nhằm không để khoảng cách về trình độ phát triển của phương Tây với mình doãng rộng ra.
Thời thế có nhiều biến chuyển khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Ngay cả những lĩnh vực Liên Xô từng dẫn đầu, nay nỗ lực giữ không để bị bỏ xa cũng còn khó khăn. Tuy nhiên, là một cường quốc về khoa học công nghệ, Nga vẫn còn đó năng lực phát triển của một quốc gia hàng đầu và vẫn có những bước tiến, hướng đi riêng cho nền công nghiệp quốc phòng của mình.
Nước Nga thời nay thừa hiểu rằng, không thể giữ khư khư ý nghĩ xưa cũ rằng “kẻ thù lúc nào cũng ở xung quanh”, không thể “đóng cửa” nền công nghiệp quốc phòng, tuyệt giao với thế giới bên ngoài, rằng nếu mua đồ của người ta thì trước sau sẽ trở thành lệ thuộc.
Nước Nga ngày nay thực tế hơn rất nhiều. Mua thiết bị từ phương Tây, đơn giản là tôi mua cái tôi cần và tôi đủ tiền trả, không quan trọng là mua trong hay ngoài nước. Trong trường hợp này, tính hiệu quả được đặt lên trên hết.
Tuy nhiên, với một tiềm lực đáng kể, Nga không thể dừng lại ở đó. Việc hợp tác của Nga với Pháp mới đây là ví dụ cho thấy Nga sẵn lòng “dẹp tự ái sang một bên”. Trong lần hợp tác này, công nghệ quang điện tử, lĩnh vực Pháp vượt trội, là mục tiêu nhắm tới của người Nga.
Thực tế đã cho thấy người Nga giờ đây không chỉ học những cái hay của thiên hạ, mà hơn thế, nắm vững chúng, tiếp tục phát triển công nghệ học được tới một mặt bằng mới.
Khi có được giấy phép sản xuất từ công ty Thales của Pháp, một công ty Nga đã bắt tay sản xuất thiết bị ảnh nhiệt, được lắp đặt trên các xe tăng T-90 dòng xuất khẩu. Cũng từ đây, người Nga cho ra đời các loại máy ảnh sử dụng công nghệ ảnh nhiệt sau khi tích hợp một số công nghệ khác.
Như vậy, bây giờ, mỗi khi người Nga mua thiết bị nào đó của phương Tây, nhiều khả năng chỉ một thời gian sau, những công nghệ ẩn bên trong thiết bị ấy đã được nghiên cứu và thậm chí được đẩy lên một cấp độ cao hơn.