Người lao động có quyền tự do lựa chọn tổ chức công đoàn

Người lao động cần tổ chức thực sự đại diện cho họảnh: Hồng Vĩnh
Người lao động cần tổ chức thực sự đại diện cho họảnh: Hồng Vĩnh
TP - Sáng 24/7, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “Công đoàn Việt Nam - 90 năm xây dựng và phát triển”. Đến dự có ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia. “Đây là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU)… sẽ có tác động trực tiếp đến tổ chức công đoàn Việt Nam”, ông Cường nói.

Từ đó, ông Cường cho rằng, công đoàn Việt Nam phải tiếp tục phát huy những kinh nghiệm và lợi thế đang có, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, đổi mới đồng bộ cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn để hoàn thành tốt vai trò tổ chức đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động đồng thời là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng tình hình đó đòi hỏi Tổng LĐLĐ Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc, giữ vững vai trò hạt nhân trong việc bảo vệ quyền lợi cho công nhân và những người lao động. Có mang lại quyền lợi mới thu hút được người lao động

Theo ông Trần Quang Huy, Chủ tịch Công đoàn Công thương Việt Nam, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, người lao động làm việc trong doanh nghiệp được thành lập tổ chức đại diện ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ. Theo lộ trình, các tổ chức này có thể liên kết cùng nhau để thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn. Đây chính là khởi nguồn của sự liên kết các tổ chức có cùng ngành nghề và đó chính là cơ hội cho tổ chức công đoàn 
phát triển.

Ông Vũ Quang Thọ, nguyên viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, người lao động và người sử dụng lao động ràng buộc với nhau bởi hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động giữa người lao động và bên thuê sức lao động đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Vì vậy, công đoàn là tổ chức của người lao động, có trách nhiệm bênh vực lợi quyền cho những người lập ra tổ chức.

Về giải pháp đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, phương thức hoạt động tổng quát của giai đoạn 2018 - 2023 là: Cấp trên phục vụ cấp dưới, tổ chức công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động. “Lấy nhu cầu hợp pháp chính đáng của tập thể công nhân, viên chức, lao động là cơ sở hoạt động và lấy việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của công nhân, viên chức, lao động làm mục tiêu hoạt động”, ông Hải nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG