1. Ai là người tạo ra vắc-xin đầu tiên cho nhân loại?
-
icon
Louis Pasteur
-
icon
Edward Jenner
-
icon
Joseph Lister
Câu trả lời đúng là đáp án B: Người đầu tiên đặt nền móng cho tiêm chủng là Edward Jenner (1749-1823) một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia London, Anh. Edward là một bác sĩ đa khoa, nhà phẫu thuật người Anh, ông đã nghiên cứu môi trường tự nhiên xung quanh nơi ông sống và làm việc như một bác sĩ, một nhà phẫu thuật, một nhà y khoa ở Berkeley, Gloucestershire, Tây Nam nước Anh. Ông trở nên nổi tiếng nổi vì là bác sĩ đầu tiên nghiên cứu và sử dụng vắc xin để phòng chống bệnh đậu mùa. Nhờ Jenner, bệnh đậu mùa, một căn bệnh tàn phá khủng khiếp với loài người trong nhiều thế kỷ trước, đặc biệt ở Châu Âu, cướp đi sinh mạng hàng triệu người trong thời kỳ đó đã được xóa bỏ. Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin. Thành tựu y học này đã giúp gần 8 tỷ người trên thế giới tránh khỏi cái chết do những đại dịch hoành hành từ thế kỷ 17 trở về trước. Tiêm chủng được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, hầu như ai cũng hiểu rằng chỉ cần một mũi tiêm, cơ thể chúng ta sẽ được miễn nhiễm với nhiều căn bệnh quái ác không thuốc chữa.
2. Vắc-xin đầu tiên dùng để ngừa căn bệnh nào?
-
icon
Bệnh tả
-
icon
Bệnh than
-
icon
Bệnh than
-
icon
Bệnh đậu mùa
Câu trả lời đúng là đáp án C: Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm. Căn bệnh đậu mùa xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, trở thành đại dịch từ thế kỷ thứ 6, bắt nguồn từ châu Phi, sau đó lan sang châu Âu, châu Á. Trong hai thế kỷ 17 và 18 bệnh đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người. Đậu mùa do virus gây ra nhưng các bác sĩ sống trước thời của Louis Pasteur không hề có khái niệm về vấn đề này, họ cho rằng đây là bệnh nan y không thuốc chữa. Mãi đến 80 năm sau, Louis Pasteur mới phát hiện ra vi khuẩn. Lúc bấy giờ quê hương của bác sĩ Edward Jenner cũng bị đại dịch đậu mùa đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và gia súc. Ước tính năm 1773, cứ 10 người Anh mắc bệnh thì có đến 9 tử vong. Người nào sống sót cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cảnh cô độc, tủi hổ suốt phần đời còn lại, bị cả cộng đồng ghẻ lạnh, tẩy chay bởi khả năng lây nhiễm khủng khiếp của bệnh. Triệu chứng ban đầu của đậu mùa là nổi các mụn đỏ, sau đó thành mụn nước lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể dẫn đến mù lòa và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc nên số người mắc tăng lên rất nhanh. Bác sĩ Jenner đã dành suốt nhiều năm tìm hiểu về căn bệnh này nhưng không thể tìm ra cách chữa trị.
3. Trong quá trình đi tìm vắc xin, Jenner đã thử tiêm chủng cho ai trong gia đình?
-
icon
Vợ ông
-
icon
Con trai ông
-
icon
Con gái ông
Câu trả lời đúng là đáp án B: Lúc bấy giờ, ở quê hương ông, bệnh đậu mùa đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người và gia súc. Mười người mắc bệnh có đến chín người chết, người nào còn sống thì cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cuộc sống cô độc, hẩm hiu suốt phần đời còn lại. Căn bệnh này lúc đó là bệnh nan y, do virus gây nên. Triệu chứng là các mụn nổi đỏ, sau đó thành các mụn nước, lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể bị mù và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc với người bệnh nên số người bị bệnh tăng lên nhanh chóng. Một lần nọ Jenner tình cờ phát hiện bệnh "đậu bò", tức là bệnh đậu mùa ở bò. Vị bác sĩ quan sát thấy một điều lạ là những người vắt sữa bò sau khi mắc bệnh này thì tuyệt nhiên không bị đậu mùa nữa, do các triệu chứng tương tự nhau nên ông gọi tên nó là "đậu bò". Từ đó bác sĩ luôn trăn trở "Liệu có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Như thế, người ta sẽ mắc căn bệnh đậu bò không chết nhưng thoát khỏi bệnh đậu mùa chết người". Jenner đã đến gặp một người phụ nữ chuyên làm nghề vắt sữa bò đang bị bệnh đậu bò. Bệnh này thường xuyên xuất hiện ở bò làm cho toàn thân con vật nổi các mụn nước. Bác sĩ đã chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô gái chăn bò Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu. Theo dõi cho thấy có một hiện tượng kỳ lạ: Phipps không hề mắc đậu mùa. Không dừng lại ở đó, Jenner còn áp dụng cho chính con trai mình, dù đứa trẻ mới 10 tháng tuổi. Kết quả thật tốt đẹp, em bé cũng không bị bệnh đậu mùa.
4. Phương pháp "tiêm ngừa" của Jenner lúc đầu có tên gọi là “vaccination"?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Jenner gọi phương pháp trên là "vaccination", đây chính là nguồn gốc khai mở công cuộc tiêm văcxin ở người phổ biến cho đến ngày nay. Năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân rộng ra khắp thế giới. Hai năm sau, chính phủ Anh đã mời ông tiêm cho binh chủng Hải quân hoàng gia, nhờ khả năng phòng bệnh hiệu quả, vị bác sĩ đã được ban thưởng rất hậu hĩnh. Hoàng đế Napoleon ở Pháp cũng ra lệnh cho toàn bộ binh lính phải tiêm chủng đậu mùa, sau đó Mỹ cũng áp dụng phương pháp này.
5. Nhà khoa học nào là người đầu tiên tạo ra văcxin trị bệnh dại và bệnh than?
-
icon
Louis Pasteur
-
icon
Edward Jenner
-
icon
Charles Robert Darwin
Câu trả lời đúng là đáp án A: Louis Pasteur (1822-1895) là nhà khoa học nổi tiếng người Pháp - người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học. Những nghiên cứu của ông đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh sốt sau đẻ, tạo ra loại văcxin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Ông cũng góp phần hỗ trợ trực tiếp cho lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong y học lâm sàng. Ông đã đề ra các biện pháp thanh trùng để làm giảm tỷ lệ tử vong sau khi sinh đẻ ở các sản phụ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Những nghiên cứu của ông góp phần hỗ trợ trực tiếp cho Lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong Y học lâm sàng. Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực Vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, và được gọi là "cha đẻ của Vi sinh vật học".
6. Vắcxin của Pasteur được sử dụng đầu tiên cho một cậu bé bị loài vật nào cắn?
-
icon
Mèo
-
icon
Chuột
-
icon
Chó
Câu trả lời đúng là đáp án C: Ở tuổi 45, Pasteur bị đột quỵ dẫn đến liệt một phần nửa cơ thể bên trái. Từ lúc này, ông vùi đầu vào công việc để quên đi những mất mát to lớn. Thời đại ấy, trẻ em thường tử vong do những bệnh truyền nhiễm. Bản thân nhà khoa học đã mất đi ba con gái vào các năm 1859, 1865, 1866 do bệnh thương hàn và ung thư. Pasteur đau đớn đến mức thốt lên "thứ duy nhất có thể mang lại niềm vui là công việc". Bi kịch gia đình trở thành động lực để ông bắt đầu cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm. Đầu tiên, Pasteur cùng đội ngũ phát triển nghiên cứu về bệnh tả gà. Ông tiêm vi khuẩn tả vào đàn gà, các con vật bị ốm nhưng không chết như mong đợi rồi sau hình thành khả năng kháng vi khuẩn độc lực mạnh. Pasteur nhận ra mầm bệnh yếu có thể giúp động vật tăng cường miễn dịch, tạo nên bước ngoặt tiếp nối thành tựu của Edward Jenner trước đó một thế kỷ. Pasteur nảy sinh ý định điều chế văcxin cho các bệnh khác. Ông chuyển hướng quan tâm sang bệnh than và tuyên bố tìm ra văcxin hiệu quả trên 31 loại động vật. Pasteur tiếp tục với bệnh dại, căn bệnh với các triệu chứng khủng khiếp dẫn đến cái chết đau đớn kéo dài. Ông gặp Joseph Meister, một cậu bé bị chó dại cắn. Khi đó chẳng ai chắc chắn Joseph sẽ mắc bệnh dại, nhưng Pasteur vẫn liều lĩnh thử văcxin trên cậu bé dù trước đó chưa từng tiêm cho người. Kết quả, Joseph sống sót. Cuộc thử nghiệm văcxin đầu tiên trên người ngày 6/7/1885 thành công dù vấp phải nhiều phản ứng rằng Pasteur vi phạm đạo đức nghề nghiệp do không có giấy phép hành nghề y.
7. Pasteur đã có những nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản loại đồ uống nào?
-
icon
Bia
-
icon
Rượu vang
-
icon
Cả rượu vang và bia
Câu trả lời đúng là đáp án C: Nhiều nghiên cứu hóa học giúp Pasteur giải được một trong những bí ẩn lớn nhất ngành sinh học thế kỷ 19. Suốt 2.000 năm, con người tin rằng sự sống xuất hiện một cách tự nhiên, bọ chét lớn lên từ bụi còn giòi đến từ xác chết. Bằng một thí nghiệm chuẩn mực, Pasteur chứng minh thực phẩm hỏng do nhiễm vi khuẩn trong không khí. Ông đi đến kết luận những vi khuẩn này có thể gây bệnh. Lý thuyết gây nhiều tranh cãi bởi Pasteur là một nhà hóa học chứ không phải bác sĩ, song lại dẫn đến sự phát triển của thuốc khử trùng nhờ đó thay đổi nền y học mãi mãi. Chú ý đến Pasteur sau lý thuyết mầm bệnh, Napoleon III giao cho ông xử lý một vấn đề mà ngành công nghiệp rượu vang của Pháp khi ấy đối mặt. Rượu vang của Pháp nổi tiếng khắp châu Âu nhưng rất hay bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Pasteur nhận thấy hiện tượng này do vi khuẩn gây ra và nếu làm nóng rượu đến 55 độ C, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt mà không phá hỏng mùi vị rượu. Ngày nay, quá trình ấy được gọi là tiệt trùng, ứng dụng để bảo vệ thực phẩm khỏi nhiễm bệnh. Sau rượu vang, Pasteur ra tay cứu ngành công nghiệp tơ nhờ phát hiện tằm bị bệnh do ký sinh trùng. Lời khuyên cách ly, loại bỏ những cá thể mang bệnh của ông đã tạo nên cú hích cho nền kinh tế Pháp. Tiếng tăm của Pasteur ngày càng được củng cố. Đối với công nghiệp sản xuất bia, ông khuyên nên tiệt khuẩn dung dịch nước ép bằng cách đun nóng với điều kiện không để bị tạp nhiễm và làm lạnh trước khi cho lên men bằng nguồn nấm men tinh khiết. Tính axit hợp lý của bia cũng có tác dụng hạn chế sự phát triển của các mầm ký sinh sau này cũng như giúp bảo quản tốt bia sau khi đã vào chai.
8. Chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris đặt ở nước nào?
-
icon
Việt Nam
-
icon
Ấn Độ
-
icon
Mỹ
Câu trả lời đúng là đáp án A: Kết quả nghiên cứu về bệnh dại được Pasteur trình bày trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 1/3/1886. Nhân dịp này, ông đề nghị thành lập cơ sở sản xuất văcxin chống bệnh dại. Năm 1887, Pasteur nhận 2 triệu Franc Pháp tiền quyên góp. Đến năm 1888, Tổng thống Sadi Carnot cho xây dựng Viện Pasteur đầu tiên tại Pháp rồi mở rộng sang các vùng thuộc địa khi đó. Viện Pasteur Sài Gòn (nay là Viện Pasteur TP HCM) được thành lập năm 1891, theo ý tưởng của ông. Đây là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris do Albert Calmette - một trong những học trò của Louis Pasteur tổ chức và điều hành. Pasteur điều hành Viện Pasteur Paris cho đến khi qua đời vào ngày 28/9/1895 ở tuổi 72. Ngày nay, Viện Pasteur là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới với hơn 100 cơ sở nghiên cứu. Tôn chỉ của Viện Pasteur từ đó đến nay không thay đổi: nghiên cứu chế tạo văcxin và thực hiện tiêm phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Ở Việt Nam, ngoài Viện Pasteur TP HCM còn có Viện Pasteur Nha Trang thành lập ở năm 1895 và Viện Pasteur Hà Nội thành lập năm 1945 (nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).
9. Ba trong số năm người con của ông Louis Pasteur lần lượt qua đời vì bệnh gì?
-
icon
Bệnh thương hàn
-
icon
Bệnh đậu mùa
-
icon
Bệnh tả
Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1849, Louis Pasteur kết hôn với Marie Laurent, con gái của Hiệu trưởng trường Đại học Strasbourg, nơi ông đảm nhận vai trò giáo sư Hóa học. Hai người có với nhau 5 người con. Tuy nhiên, Louis Pasteur đã phải chứng kiến bi kịch gia đình, khi ba trong số năm người con của ông lần lượt qua đời vào các năm 1859, 1865, 1866 vì bệnh thương hàn. Những mất to lớn ấy đã khiến Pasteur bị đột quỵ, làm ông bị liệt một phần nửa cơ thể bên trái ở tuổi 45. Tuy nhiên nghịch cảnh ấy không hạ gục được ông mà ngược lại, trở thành động lực để ông bắt tay nghiên cứu phương pháp chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
1. Ai là người tạo ra vắc-xin đầu tiên cho nhân loại?
-
icon
Louis Pasteur
-
icon
Edward Jenner
-
icon
Joseph Lister
Câu trả lời đúng là đáp án B: Người đầu tiên đặt nền móng cho tiêm chủng là Edward Jenner (1749-1823) một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia London, Anh. Edward là một bác sĩ đa khoa, nhà phẫu thuật người Anh, ông đã nghiên cứu môi trường tự nhiên xung quanh nơi ông sống và làm việc như một bác sĩ, một nhà phẫu thuật, một nhà y khoa ở Berkeley, Gloucestershire, Tây Nam nước Anh. Ông trở nên nổi tiếng nổi vì là bác sĩ đầu tiên nghiên cứu và sử dụng vắc xin để phòng chống bệnh đậu mùa. Nhờ Jenner, bệnh đậu mùa, một căn bệnh tàn phá khủng khiếp với loài người trong nhiều thế kỷ trước, đặc biệt ở Châu Âu, cướp đi sinh mạng hàng triệu người trong thời kỳ đó đã được xóa bỏ. Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin. Thành tựu y học này đã giúp gần 8 tỷ người trên thế giới tránh khỏi cái chết do những đại dịch hoành hành từ thế kỷ 17 trở về trước. Tiêm chủng được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, hầu như ai cũng hiểu rằng chỉ cần một mũi tiêm, cơ thể chúng ta sẽ được miễn nhiễm với nhiều căn bệnh quái ác không thuốc chữa.
2. Vắc-xin đầu tiên dùng để ngừa căn bệnh nào?
-
icon
Bệnh tả
-
icon
Bệnh than
-
icon
Bệnh than
-
icon
Bệnh đậu mùa
Câu trả lời đúng là đáp án C: Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm. Căn bệnh đậu mùa xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, trở thành đại dịch từ thế kỷ thứ 6, bắt nguồn từ châu Phi, sau đó lan sang châu Âu, châu Á. Trong hai thế kỷ 17 và 18 bệnh đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người. Đậu mùa do virus gây ra nhưng các bác sĩ sống trước thời của Louis Pasteur không hề có khái niệm về vấn đề này, họ cho rằng đây là bệnh nan y không thuốc chữa. Mãi đến 80 năm sau, Louis Pasteur mới phát hiện ra vi khuẩn. Lúc bấy giờ quê hương của bác sĩ Edward Jenner cũng bị đại dịch đậu mùa đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và gia súc. Ước tính năm 1773, cứ 10 người Anh mắc bệnh thì có đến 9 tử vong. Người nào sống sót cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cảnh cô độc, tủi hổ suốt phần đời còn lại, bị cả cộng đồng ghẻ lạnh, tẩy chay bởi khả năng lây nhiễm khủng khiếp của bệnh. Triệu chứng ban đầu của đậu mùa là nổi các mụn đỏ, sau đó thành mụn nước lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể dẫn đến mù lòa và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc nên số người mắc tăng lên rất nhanh. Bác sĩ Jenner đã dành suốt nhiều năm tìm hiểu về căn bệnh này nhưng không thể tìm ra cách chữa trị.
3. Trong quá trình đi tìm vắc xin, Jenner đã thử tiêm chủng cho ai trong gia đình?
-
icon
Vợ ông
-
icon
Con trai ông
-
icon
Con gái ông
Câu trả lời đúng là đáp án B: Lúc bấy giờ, ở quê hương ông, bệnh đậu mùa đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người và gia súc. Mười người mắc bệnh có đến chín người chết, người nào còn sống thì cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cuộc sống cô độc, hẩm hiu suốt phần đời còn lại. Căn bệnh này lúc đó là bệnh nan y, do virus gây nên. Triệu chứng là các mụn nổi đỏ, sau đó thành các mụn nước, lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể bị mù và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc với người bệnh nên số người bị bệnh tăng lên nhanh chóng. Một lần nọ Jenner tình cờ phát hiện bệnh "đậu bò", tức là bệnh đậu mùa ở bò. Vị bác sĩ quan sát thấy một điều lạ là những người vắt sữa bò sau khi mắc bệnh này thì tuyệt nhiên không bị đậu mùa nữa, do các triệu chứng tương tự nhau nên ông gọi tên nó là "đậu bò". Từ đó bác sĩ luôn trăn trở "Liệu có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Như thế, người ta sẽ mắc căn bệnh đậu bò không chết nhưng thoát khỏi bệnh đậu mùa chết người". Jenner đã đến gặp một người phụ nữ chuyên làm nghề vắt sữa bò đang bị bệnh đậu bò. Bệnh này thường xuyên xuất hiện ở bò làm cho toàn thân con vật nổi các mụn nước. Bác sĩ đã chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô gái chăn bò Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu. Theo dõi cho thấy có một hiện tượng kỳ lạ: Phipps không hề mắc đậu mùa. Không dừng lại ở đó, Jenner còn áp dụng cho chính con trai mình, dù đứa trẻ mới 10 tháng tuổi. Kết quả thật tốt đẹp, em bé cũng không bị bệnh đậu mùa.
4. Phương pháp "tiêm ngừa" của Jenner lúc đầu có tên gọi là “vaccination"?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Jenner gọi phương pháp trên là "vaccination", đây chính là nguồn gốc khai mở công cuộc tiêm văcxin ở người phổ biến cho đến ngày nay. Năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân rộng ra khắp thế giới. Hai năm sau, chính phủ Anh đã mời ông tiêm cho binh chủng Hải quân hoàng gia, nhờ khả năng phòng bệnh hiệu quả, vị bác sĩ đã được ban thưởng rất hậu hĩnh. Hoàng đế Napoleon ở Pháp cũng ra lệnh cho toàn bộ binh lính phải tiêm chủng đậu mùa, sau đó Mỹ cũng áp dụng phương pháp này.
5. Nhà khoa học nào là người đầu tiên tạo ra văcxin trị bệnh dại và bệnh than?
-
icon
Louis Pasteur
-
icon
Edward Jenner
-
icon
Charles Robert Darwin
Câu trả lời đúng là đáp án A: Louis Pasteur (1822-1895) là nhà khoa học nổi tiếng người Pháp - người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học. Những nghiên cứu của ông đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh sốt sau đẻ, tạo ra loại văcxin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Ông cũng góp phần hỗ trợ trực tiếp cho lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong y học lâm sàng. Ông đã đề ra các biện pháp thanh trùng để làm giảm tỷ lệ tử vong sau khi sinh đẻ ở các sản phụ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Những nghiên cứu của ông góp phần hỗ trợ trực tiếp cho Lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong Y học lâm sàng. Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực Vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, và được gọi là "cha đẻ của Vi sinh vật học".
6. Vắcxin của Pasteur được sử dụng đầu tiên cho một cậu bé bị loài vật nào cắn?
-
icon
Mèo
-
icon
Chuột
-
icon
Chó
Câu trả lời đúng là đáp án C: Ở tuổi 45, Pasteur bị đột quỵ dẫn đến liệt một phần nửa cơ thể bên trái. Từ lúc này, ông vùi đầu vào công việc để quên đi những mất mát to lớn. Thời đại ấy, trẻ em thường tử vong do những bệnh truyền nhiễm. Bản thân nhà khoa học đã mất đi ba con gái vào các năm 1859, 1865, 1866 do bệnh thương hàn và ung thư. Pasteur đau đớn đến mức thốt lên "thứ duy nhất có thể mang lại niềm vui là công việc". Bi kịch gia đình trở thành động lực để ông bắt đầu cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm. Đầu tiên, Pasteur cùng đội ngũ phát triển nghiên cứu về bệnh tả gà. Ông tiêm vi khuẩn tả vào đàn gà, các con vật bị ốm nhưng không chết như mong đợi rồi sau hình thành khả năng kháng vi khuẩn độc lực mạnh. Pasteur nhận ra mầm bệnh yếu có thể giúp động vật tăng cường miễn dịch, tạo nên bước ngoặt tiếp nối thành tựu của Edward Jenner trước đó một thế kỷ. Pasteur nảy sinh ý định điều chế văcxin cho các bệnh khác. Ông chuyển hướng quan tâm sang bệnh than và tuyên bố tìm ra văcxin hiệu quả trên 31 loại động vật. Pasteur tiếp tục với bệnh dại, căn bệnh với các triệu chứng khủng khiếp dẫn đến cái chết đau đớn kéo dài. Ông gặp Joseph Meister, một cậu bé bị chó dại cắn. Khi đó chẳng ai chắc chắn Joseph sẽ mắc bệnh dại, nhưng Pasteur vẫn liều lĩnh thử văcxin trên cậu bé dù trước đó chưa từng tiêm cho người. Kết quả, Joseph sống sót. Cuộc thử nghiệm văcxin đầu tiên trên người ngày 6/7/1885 thành công dù vấp phải nhiều phản ứng rằng Pasteur vi phạm đạo đức nghề nghiệp do không có giấy phép hành nghề y.
7. Pasteur đã có những nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản loại đồ uống nào?
-
icon
Bia
-
icon
Rượu vang
-
icon
Cả rượu vang và bia
Câu trả lời đúng là đáp án C: Nhiều nghiên cứu hóa học giúp Pasteur giải được một trong những bí ẩn lớn nhất ngành sinh học thế kỷ 19. Suốt 2.000 năm, con người tin rằng sự sống xuất hiện một cách tự nhiên, bọ chét lớn lên từ bụi còn giòi đến từ xác chết. Bằng một thí nghiệm chuẩn mực, Pasteur chứng minh thực phẩm hỏng do nhiễm vi khuẩn trong không khí. Ông đi đến kết luận những vi khuẩn này có thể gây bệnh. Lý thuyết gây nhiều tranh cãi bởi Pasteur là một nhà hóa học chứ không phải bác sĩ, song lại dẫn đến sự phát triển của thuốc khử trùng nhờ đó thay đổi nền y học mãi mãi. Chú ý đến Pasteur sau lý thuyết mầm bệnh, Napoleon III giao cho ông xử lý một vấn đề mà ngành công nghiệp rượu vang của Pháp khi ấy đối mặt. Rượu vang của Pháp nổi tiếng khắp châu Âu nhưng rất hay bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Pasteur nhận thấy hiện tượng này do vi khuẩn gây ra và nếu làm nóng rượu đến 55 độ C, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt mà không phá hỏng mùi vị rượu. Ngày nay, quá trình ấy được gọi là tiệt trùng, ứng dụng để bảo vệ thực phẩm khỏi nhiễm bệnh. Sau rượu vang, Pasteur ra tay cứu ngành công nghiệp tơ nhờ phát hiện tằm bị bệnh do ký sinh trùng. Lời khuyên cách ly, loại bỏ những cá thể mang bệnh của ông đã tạo nên cú hích cho nền kinh tế Pháp. Tiếng tăm của Pasteur ngày càng được củng cố. Đối với công nghiệp sản xuất bia, ông khuyên nên tiệt khuẩn dung dịch nước ép bằng cách đun nóng với điều kiện không để bị tạp nhiễm và làm lạnh trước khi cho lên men bằng nguồn nấm men tinh khiết. Tính axit hợp lý của bia cũng có tác dụng hạn chế sự phát triển của các mầm ký sinh sau này cũng như giúp bảo quản tốt bia sau khi đã vào chai.
8. Chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris đặt ở nước nào?
-
icon
Việt Nam
-
icon
Ấn Độ
-
icon
Mỹ
Câu trả lời đúng là đáp án A: Kết quả nghiên cứu về bệnh dại được Pasteur trình bày trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 1/3/1886. Nhân dịp này, ông đề nghị thành lập cơ sở sản xuất văcxin chống bệnh dại. Năm 1887, Pasteur nhận 2 triệu Franc Pháp tiền quyên góp. Đến năm 1888, Tổng thống Sadi Carnot cho xây dựng Viện Pasteur đầu tiên tại Pháp rồi mở rộng sang các vùng thuộc địa khi đó. Viện Pasteur Sài Gòn (nay là Viện Pasteur TP HCM) được thành lập năm 1891, theo ý tưởng của ông. Đây là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris do Albert Calmette - một trong những học trò của Louis Pasteur tổ chức và điều hành. Pasteur điều hành Viện Pasteur Paris cho đến khi qua đời vào ngày 28/9/1895 ở tuổi 72. Ngày nay, Viện Pasteur là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới với hơn 100 cơ sở nghiên cứu. Tôn chỉ của Viện Pasteur từ đó đến nay không thay đổi: nghiên cứu chế tạo văcxin và thực hiện tiêm phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Ở Việt Nam, ngoài Viện Pasteur TP HCM còn có Viện Pasteur Nha Trang thành lập ở năm 1895 và Viện Pasteur Hà Nội thành lập năm 1945 (nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).
9. Ba trong số năm người con của ông Louis Pasteur lần lượt qua đời vì bệnh gì?
-
icon
Bệnh thương hàn
-
icon
Bệnh đậu mùa
-
icon
Bệnh tả
Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1849, Louis Pasteur kết hôn với Marie Laurent, con gái của Hiệu trưởng trường Đại học Strasbourg, nơi ông đảm nhận vai trò giáo sư Hóa học. Hai người có với nhau 5 người con. Tuy nhiên, Louis Pasteur đã phải chứng kiến bi kịch gia đình, khi ba trong số năm người con của ông lần lượt qua đời vào các năm 1859, 1865, 1866 vì bệnh thương hàn. Những mất to lớn ấy đã khiến Pasteur bị đột quỵ, làm ông bị liệt một phần nửa cơ thể bên trái ở tuổi 45. Tuy nhiên nghịch cảnh ấy không hạ gục được ông mà ngược lại, trở thành động lực để ông bắt tay nghiên cứu phương pháp chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm