Gia Lai:

Người dân vùng Cao nguyên chạy lũ

Nước lũ tràn vào nhà dân.
Nước lũ tràn vào nhà dân.
TPO - Sáng 17/12, mực nước sông Ba vẫn trên mức báo động III, hàng nghìn người dân dọc theo lưu vực bị cô lập, công tác cứu hộ đang được tích cực triển khai.

Nhiều xã bị cô lập

Từ 15h đến 17h30 ngày 16/12, thủy điện An Khê - Ka Nak đã tăng lưu lượng xả lũ từ 1.700m3/s lên 3.000m3/s. Nắm bắt được diễn biến tình hình, UBND tỉnh Gia Lai liên tục phát đi 2 công điện khẩn về việc chủ động triển khai công tác ứng phó với mưa lớn, lũ lụt và xả lũ hồ chứa thủy điện An Khê - Ka Nak.

Do thủy điện xả lũ, khoảng 23h ngày 16/12, tại thị xã Ayun Pa, nhiều khu vực bị ngập sâu trong nước lũ; mực nước vượt mức báo động III hơn 20cm.

Cơ quan chức năng thị xã Ayun Pa đã tiến hành di dời toàn bộ người dân tại các xã ở vùng trũng, vùng ven sông, suối, đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, lãnh đạo thị xã cũng chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, các lực lượng dân quân tự vệ, đoàn thanh niên tại các xã, làng túc trực liên tục để nắm tình hình lũ, huy động phương tiện, máy móc, ca nô sẵn sàng ứng cứu.

Người dân vùng Cao nguyên chạy lũ ảnh 1
Người dân vùng Cao nguyên chạy lũ ảnh 2

Lực lượng chức năng triển khai các biện pháp cứu hộ

Nước lũ dâng cao cũng khiến QL25 có nguy cơ bị chia cắt. Đoạn qua xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa, nước sông Ba đã dâng cao quá mặt đường khoảng 50cm. Theo tin từ hồ thủy lợi Ayun Hạ, bắt đầu từ 17h hôm nay sẽ tiến hành xả lũ với lưu lượng 50m3/s vào sông Ayun rồi đổ ra sông Ba tại khu vực Ayun Pa và Ia Pa.

Tuy không ảnh hưởng bởi thủy điện An Khê – Ka Nak nhưng tại sông A Yun, huyện Mang Yang mưa lũ đổ dồn khiến hàng nghìn người dân cùng nhiều phương tiện giao thông qua tuyến đường này không thể di chuyển.

Sáng 16/12, cầu tràn A Yun trên tỉnh lộ 666 bị nhấn chìm, hàng nghìn hộ dân 5 xã trên địa bàn huyện Mang Yang bị cô lập, gồm: Lơ Pang, Kon Thụp, Đê A, Kon Chiêng và Đăk Trôi.

Người dân phản ánh, nếu muốn đi đến trung tâm huyện Mang Yang thì phải đi đường vòng, hiểm trở.

Cùng ngày, mưa lớn liên tục đã gây sạt lở, ách tắc trên đường Đông Trường Sơn, đoạn qua xã Sơ Pai, huyện Kbang.

Nhiều người vẫn "cố thủ", coi thường cảnh báo lũ

Theo ghi nhận, tại “rốn lũ” buôn Jứ Ma Uôk, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa, người dân khá chủ quan trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp. Mặc dù nước lũ trên sông Ba lên rất nhanh nhưng trong sáng 16/12 chỉ có một số hộ dân tiến hành sơ tán trâu bò cùng một số tài sản khác lên các khu vực cao hơn.

Người dân vùng Cao nguyên chạy lũ ảnh 3

Người dân được di dời đến các điểm trường

Đến 16h ngày 16/12, nước lũ đã chính thức cô lập con đường duy nhất để vào buôn này. Tại các đập tràn, lực lượng chức năng huyện Ia Pa đã có mặt để ngăn người dân không nên qua lại, tránh nguy hiểm.

Có mặt tại hiện trường, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa - Nguyễn Thế Hùng cho biết, UBND huyện đã triển khai các biện pháp di dời 360 hộ dân tại hai buôn Jứ Ma Uôk và Jứ Ma Hoét đến các điểm trường học an toàn, đồng thời cung cấp lương thực cho người dân. Thống kê ban đầu của huyện về diện tích hoa màu của người dân thiệt hại trên 1.000ha.

Người dân vùng Cao nguyên chạy lũ ảnh 4

Một số người dân vẫn "cố thủ" tại buôn Jứ Ma Uôk

Theo ghi nhận, mặc dù lực lượng chức năng đã vận động, kêu gọi người dân di dời tài sản và con người đến các vùng cao an toàn nhưng người dân vẫn có tâm lý khá chủ quan.

Theo tìm hiểu, hầu hết người dân tại buôn Jứ Ma Uôk đều cho rằng hai lần cảnh báo lũ vào đầu tháng 11/2016 đều hụt, nước không dâng cao. Thế nên lần này, họ vẫn “cố thủ” tại buôn. Tại thôn này vào thời điểm 1h ngày 17/12 vẫn còn hơn 500 người dân, chủ yếu là thanh niên khỏe mạnh ở lại để giữ nhà, của cải.

Để đảm bảo sự an toàn cho người dân, lực lượng chức năng huyện Ia Pa đã sử dụng ca nô, thuyền máy túc trực sẵn sàng cứu những người dân bị cô lập tại các khu vực rẫy ở xã Ia Broăi, Ia Tul, Ia Trôk.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.