Người dân miền Tây không phải lên Sài Gòn khi bị đột quỵ

Người dân miền Tây không phải lên Sài Gòn khi bị đột quỵ
TPO - Bên cạnh 5 xe cấp cứu được trang bị hiện đại, Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ đầu tiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thêm 2 ca nô cấp cứu người bệnh bằng đường sông.

Ngày 20/2, Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều khánh thành chính thức đi vào hoạt động sau 18 tháng xây dựng. Đây là bệnh viện chuyên sâu về cấp cứu, can thiệp đột quỵ, tim mạch đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Người dân miền Tây không phải lên Sài Gòn khi bị đột quỵ ảnh 1 Ngoài xe cấp cứu bằng đường bộ, bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S có thêm 2 ca nô cấp cứu bệnh nhân bằng đường sông

Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ được xây dựng trên tổng diện tích 13.000 m2 với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỉ đồng, quy mô 200 giường với trang thiết bị hiện đại nhất khu vực miền Tây, như: Máy siêu âm cao cấp chẩn đoán tim bẩm sinh, chụp CT 128 lát cắt, máy chụp cộng hưởng từ MRI 3 Tesla công nghệ mới, trị giá hơn 40 tỷ đồng, máy chụp mạch máu xóa nền DSA tích hợp chức năng chụp CT thế hệ mới, hệ thống Monitor trung tâm theo dõi bệnh nhân 24/24, hệ thống tổng đài kỹ thuật số Call-center cấp cứu đột quỵ…, đặc biệt sử dụng ca nô trên sông để di chuyển người đột quỵ đến bệnh viện. 

Người dân miền Tây không phải lên Sài Gòn khi bị đột quỵ ảnh 2 Đây là bệnh viện đầu tiên ở miền Tây trang bị máy chụp cộng hưởng từ MRI 3 Tesla công nghệ mới, trị giá hơn 40 tỷ đồng và máy chụp mạch máu xóa nền DSA tích hợp chức năng chụp CT thế hệ mới

Chia sẻ khi bệnh viện đi vào hoạt động, TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc chuyên môn bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ đồng thời là Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP HCM cho biết, thống kê có hơn 97% trong tổng số 10.000 ca đột quỵ mỗi năm của các tỉnh miền Tây đến bệnh viện quá trễ. Khoảng cách địa lý 200-300 cây số giữa các tỉnh miền Tây và TP HCM làm số bệnh tử vong tăng cao hoặc tàn phế do đột quỵ. "Bệnh viện ra đời từ tâm huyết của một tập thể chung mục tiêu: Mở cơ hội cứu sống bệnh nhân đột quỵ và giảm thiểu tối đa số bệnh nhân bị trễ “thời gian vàng” cấp cứu khi phải chuyển lên tận TP HCM cách hàng trăm cây số"- bác sĩ Cường nói. 

Người dân miền Tây không phải lên Sài Gòn khi bị đột quỵ ảnh 3 Ngay khi đưa vào hoạt động, các bác sĩ của Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ đã thực hiện 5 ca can thiệp mạch vành và tai biến mạch máu não cho bệnh nhân tại đây.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ, cướp sinh mạng của gần 100 nghìn người. Trong đó, khu vực miền Tây chiếm khoảng 10.000 trường hợp mắc.  Tuy nhiên, nhiều năm nay, khả năng can thiệp nội mạch cấp cứu đột quỵ tại các bệnh viện khu vực miền Tây còn hạn chế trong khi bệnh nhân đột quỵ phải chuyển lên TPHCM điều trị lại đến muộn sau 6 giờ vàng vì giao thông đi lại khó khăn. Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ ra đời không chỉ là ước mơ mà còn là hy vọng của hàng triệu người dân ở 13 tỉnh miền Tây.

"Việc đầu tư ca nô cấp cứu bệnh nhân đột quỵ và tim mạch đã được tính toán kỹ, bởi không chỉ Cần Thơ mà các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình sông nước chằng chịt, việc cấp cứu đường sông bằng ca nô sẽ giúp bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện kịp thời, nhất là các trường hợp bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim"- TS-BS Trần Chí Cường

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.