> Đề xuất cơ chế dân góp đất vào dự án
> Nông dân có thể góp vốn bằng đất làm dự án
Thế nhưng, tôi vẫn băn khoăn về tính khả thi, khả năng thành công của Tổ chức phát triển quỹ đất như hướng thiết kế của dự luật. Bởi, thực tế thực hiện từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay, vai trò của Tổ chức phát triển quỹ đất chưa đi vào cuộc sống, chưa hoàn thành sứ mệnh của mình.
Tôi cho rằng Quốc hội cần cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng điều này, không để luật thông qua xong thì các dự án sắp tới bị đình trệ bởi công tác GPMB ảnh hưởng tiến trình phát triển của đất nước.
Về giá đất, quy định như hiện nay không tạo ra được một cơ chế tính giá và kiểm soát giá cũng như co giãn giá linh hoạt hợp lý, thích ứng hoàn cảnh với loại hàng hóa đặc biệt như đất đai.
Đó là một loại hàng hóa không tái tạo được, không di chuyển được, cho nên thường phát sinh địa tô chênh lệch, và trong nhiều trường hợp, phần địa tô chênh lệch này rất cao. Ví dụ, một mảnh đất nông nghiệp nhưng được thu hồi để làm khu đô thị hoặc có quy hoạch làm một con đường đi qua thì lập tức những mảnh đất sát men theo khu đô thị hoặc con đường sẽ tăng giá lên rất cao.
Tuy nhiên, với cơ chế thu hồi đất và giá đất bồi thường hiện nay, người có đất bị thu hồi hoàn toàn không được hưởng khoản địa tô chênh lệch đó, giá đền bù rất xa với giá thị trường.
Cho nên, mấu chốt khi quy định giá đất, dự thảo luật nên xem xét theo các hướng tính giá đất cho thuê, đền bù… bên được hưởng đều được đảm bảo tính toán đầy đủ phương thức giữ ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại... không chỉ tính toán thuần trên giá. Tức là cho phép chuyển một phần giá trị đền bù thành công ăn việc làm, ưu đãi giá, ưu đãi thuế…
Hà Nhân
ghi