Người chỉ huy chiếm Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn

Ông Thái Doãn Mẫn (thứ hai từ phải qua) trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
Ông Thái Doãn Mẫn (thứ hai từ phải qua) trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
TP - Sau ngày giải phóng miền Nam, lực lượng phản gián đã bóc gỡ, triệt phá nhiều cơ sở tình báo, gián điệp địch cài cắm lại trước khi rút chạy, đồng thời phát hiện và răn đe những cán bộ tha hóa, biến chất, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao làm tay sai cho địch, khai báo, phản bội tổ chức và nhân dân.

Những chiến công ấy có sự góp sức của lực lượng an ninh T4 đã quả cảm tiến chiếm, tiếp quản nguyên vẹn kho tàng thư đồ sộ của Tổng nha cảnh sát trước khi xe tăng của quân chủ lực xuất hiện trên đường phố Sài Gòn.  

Sẵn sàng hy sinh

Cuộc chiến đã lùi xa nhưng đại tá Thái Doãn Mẫn (94 tuổi, bí danh Tám Nam), nguyên Phó Giám đốc Công an TPHCM vẫn nhớ những người lính quả cảm ngày ấy dưới quyền chỉ huy của ông đã đánh chiếm và tiếp quản Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn.

Là phó Ban An ninh T4 (khu Sài Gòn - Gia Định), ông Mẫn chỉ huy một nhóm công an theo cánh quân chủ lực của ông Võ Thắng (Ba Thắng) đánh chiếm mục tiêu Tổng nha Cảnh sát. Quân chủ lực gồm hai tiểu đoàn thiện chiến, được trang bị sáu xe tăng và nhiều vũ khí hạng nặng, có nhiệm vụ đánh chiếm mục tiêu rồi giao lại cho lực lượng công an đi theo tiếp quản.

“Từ Củ Chi, chúng tôi tiến về Bình Chánh “ém” quân gần một tuần. Tối 29/4, đang đóng quân ở xã Tân Nhựt (Bình Chánh), tôi gặp anh Ba Thắng bàn tác chiến. Anh Thắng nói: Ông cứ ém quân chờ, khi nào đi tôi sẽ báo” - ông Mẫn nhớ lại.

Ruột gan ông Mẫn cồn cào như lửa đốt. Một số cơ sở và anh em được cài cắm trong nội thành Sài Gòn báo ra địch đã bỏ chạy gần hết. Vào trễ, lỡ bọn lưu manh đột nhập vào Tổng nha Cảnh sát cướp phá, đốt hết hồ sơ tài liệu thì biết ăn nói thế nào với cấp trên?

Ông Mẫn quyết định không chờ cánh quân chủ lực. Sáng sớm 30/4, ông Mẫn chỉ huy một nhóm thuộc lực lượng an ninh T4, mỗi người chỉ trang bị một khẩu AK tiến thẳng vào Sài Gòn.

Người chỉ huy chiếm Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn ảnh 1

Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn được tiếp quản vào sáng 30/4/1975

“Trước khi hành quân, tôi nói nếu địch kháng cự thì anh em cứ chiến đấu, dù phải hy sinh phải cố chiếm giữ và bảo vệ nguyên vẹn kho tài liệu. Đây là trách nhiệm của lực lượng an ninh T4, nếu không sẽ có tội với Đảng, với nhân dân” - ông Mẫn nhớ lại. 

Đi qua, thấy ủy ban hành chính huyện Bình Chánh vẫn còn làm việc, ông Mẫn trưng dụng hai chiếc xe GMC, cho cắm cờ giải phóng rồi tiến nhanh vào Sài Gòn. Trên đường đi, lính Sài Gòn bỏ chạy tán loạn, quần áo, ô tô, xe máy vứt ngổn ngang.

Ông Mẫn kể: Tôi đến Tổng nha Cảnh sát lúc 10 giờ 30 sáng, cho anh em lục soát rồi canh gác, giữ kho tài liệu. Đến giờ, nhiều người vẫn còn nghi hoặc nhưng đúng là bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã có mặt ở Sài Gòn vào ngày 2/5. Câu đầu tiên bộ trưởng hỏi là tình trạng kho tài liệu. Tôi báo cáo: Thưa bộ trưởng, đã tiếp quản an toàn 100%. Bộ trưởng khen: Các đồng chí giỏi lắm, thế là ta đã chiếm được một kho báu mà địch để lại, nó là vô giá…

Kho tài liệu được lập từ thời Pháp chuyển giao cho chính quyền Sài Gòn. Tất cả cán bộ ta từ Nam ra Bắc, từ cấp cao nhất như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, thủ tướng Phạm Văn Đồng đến cán bộ cấp thấp chúng đều lập hồ sơ theo dõi. Quan trọng hơn, mạng lưới tình báo, gián điệp, những cán bộ chiêu hồi, đều được lưu giữ đầy đủ trong kho. Trong hồ sơ lưu, những thông tin họ khai báo cho địch, khai cho ai, lúc nào,…

Tài liệu nhiều đến mức hơn mười năm sau ngành công an vẫn đọc chưa hết. Nhờ kho tàng thư này, chúng ta đã bóc gỡ được rất nhiều những cơ sở gián điệp địch cài cắm lại trước khi rút chạy, đồng thời những kẻ phản bội, trong đó có những người đang nắm giữ chức vụ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước.

Nhớ về những ngày Tháng Tám

Bảy mươi năm trước, ông Thái Doãn Mẫn là một trong những thủ lĩnh của lực lượng thanh niên Tiền Phong, tham gia cướp chính quyền rồi được bầu làm Phó Chủ tịch Mặt trận Việt Minh tỉnh Sóc Trăng.

Ông Mẫn kể: Quê tôi ở địa danh Đập Đá trong câu ca dao “Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá” chỉ cách nhà khoảng ba cây số. Học hết lớp 9, tôi thi vào trường Bá Nghệ Huế. Tôi học năm nhất thì anh Trần Văn Trà (Thượng tướng) đang học năm ba. Nhiều nhân vật nổi tiếng như Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Trần Văn Tri (Trần Tri) cũng học trường này.

Một số học viên tham gia cách mạng đã giác ngộ rồi bí mật chuyển tài liệu cho ông Mẫn đọc. 12 giờ đêm nhận tài liệu thì đến 2 giờ sáng trả lại. Ông Mẫn nói, ban đầu ông không mặn mà nhưng càng đọc càng thích, đọc đến đâu nhớ đến đó. Tài liệu tố cáo tội ác của thực dân Pháp và địa chủ tay sai, chiếm đoạt đất đai của nông dân để làm giàu trên xương máu đồng bào.

Người chỉ huy chiếm Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn ảnh 2

Quần chúng nhân dân ở Nam bộ tham gia cướp chính quyền từ tay quân Nhật. Ảnh: Tư liệu.

Ông Mẫn vào Sài Gòn tập sự rồi được chuyển xuống Sóc Trăng làm việc ở Sở Họa Đồ. Khi đó, phát xít Nhật đã sang Đông Dương và đang lăm le hất cẳng Pháp.

Trên danh nghĩa, ông Mẫn làm việc cho chính quyền thuộc địa, nhiệm vụ chính là tập hợp số liệu ruộng đất. Ông Mẫn được Sở Họa Đồ cấp một chiếc ghe bốn tay chèo, chỉ huy một nhóm ghi chép số liệu đo đạc ở một số xã vùng sâu. Bọn hương chức, cường hào trong làng gọi ông là quan, xưng con, thưa bẩm rối rít. Đến tối, ông Mẫn cho gọi họ đến, yêu cầu sắp xếp chỗ ngủ cho lính. 

Ông Mẫn ở lại giữ ghe và viết truyền đơn. Chữ viết phải biến hóa để chính quyền tay sai không truy ra được người viết. Mỗi đêm, ông Mẫn viết khoảng 200 tờ rồi bí mật cầm đi rải.

“Sáng ra đám hương chức và nông dân xôn xao, rằng đêm qua cộng sản về. Tôi nghiêm mặt trách đám hương chức trong làng: Mấy ông giữ an ninh trật tự kiểu gì để cộng sản lộng hành vậy. Tôi sẽ bẩm quan trên chuyện này, khiến họ càng sợ, xin lỗi rối rít” - ông Mẫn nhớ lại.

Từ sáng 24 đến trưa 25/8/1945, cùng với ông Dương Văn Đen (Tư Đen), ông Thái Doãn Mẫn đã chỉ huy lực lượng thanh niên Tiền Phong tỉnh Sóc Trăng nổi dậy tước vũ khí quân Nhật trang bị cho quốc vệ đội, quốc gia tự vệ cuộc (tiền thân của lực lượng công an nhân dân).

Quốc gia tự vệ cuộc tham gia cướp chính quyền và trừng trị bọn Việt gian, tay sai nguy hiểm. Ông Mẫn ra lệnh bắt “sếp” của mình ở Sở Họa Đồ là Vũ Đình Quế thu giữ tang vật là họa đồ vẽ chi tiết vị trí đóng quân của lực lượng quốc vệ đội và quốc gia tự vệ cuộc.

Ông Mẫn kể: Chúng tôi tổ chức rước các anh Lê Duẩn, Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng,… từ Côn Đảo trở về vàm Đại Ngãi (Sóc Trăng) rồi đưa về Sài Gòn. Chúng tôi giữ chính quyền được hơn một tháng thì quân Pháp theo chân quân Anh quay lại miền Nam.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, ông Mẫn và các đồng chí đã dũng cảm chiến đấu, làm tiêu hao sinh lực và giữ chân quân Pháp để các lực lượng tự vệ rút lui, bảo toàn lực lượng.

Ông Mẫn được kết nạp đảng năm 1946, trải qua nhiều vị trí công tác, như phó Ty, sau đó là Trưởng Ty Công an Long Xuyên, Trưởng Ty Công an Thủ Biên (Thủ Dầu Một- Biên Hòa) rồi tập kết ra Bắc. Năm 1963, ông Mẫn trở lại miền Nam tham gia chiến đấu và giữ nhiều trọng trách như ủy viên Ban An ninh miền, phó Ban An ninh T4. Ông đã tổ chức nhiều kế hoạch “trừ gian, diệt ác”, diệt nhiều tên ác ôn, như thiếu tướng tình báo Nguyễn Văn Kiểm, Giám đốc trường Quốc gia hành chính Nguyễn Văn Bông,… làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.