Người Ai Cập cổ đại ăn mừng năm mới như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Người Ai Cập cổ đại chào đón năm mới theo nhiều cách khác nhau như tổ chức tiệc, tặng quà hay phơi tượng các vị thần dưới ánh sáng mặt trời để có thể được "tái sinh".
Người Ai Cập cổ đại ăn mừng năm mới như thế nào? ảnh 1

Khu đền Khnum ở Esna nơi người Ai Cập đã tổ chức ba lễ mừng năm mới trong cùng một năm. (Ảnh: Merlin74)

Ngày nay, chúng ta chào đón năm mới bằng các bữa tiệc, pháo hoa và chúc mừng bằng rượu sâm panh, còn người Ai Cập cổ đại cũng ăn mừng năm mới và thậm chí còn tổ chức lễ hội bên Kim tự tháp Giza.

Trong khi một số phong tục truyền thống của họ tương tự như chúng ta, một số lại rất khác. Vậy người Ai Cập cổ đại đã ăn mừng năm mới như thế nào? Và nó khác với cách chúng ta đón năm mới ngày nay như thế nào?

Mang tượng thần ra phơi

Lễ hội năm mới được gọi là Wepet Renpet, hay "lễ khai mạc năm mới" bao gồm một số truyền thống vẫn được thực hiện cho đến ngày nay, chẳng hạn như tặng quà cho bạn bè và gia đình để chúc mừng năm mới. Tuy nhiên, có một số phong tục là độc đáo. Chẳng hạn, người Ai Cập cổ đại sẽ mang hình ảnh của các vị thần ra khỏi đền thờ để chúng có thể được tái sinh bởi ánh sáng mặt trời, theo tín ngưỡng của họ.

Wepet Renpet, có một điểm khác biệt quan trọng: Ngày lễ thay đổi theo thời gian và đôi khi, lễ này được tổ chức nhiều lần trong năm. Một ghi chép ghi lại rằng, có một thời gian, người Ai Cập đã tổ chức ba lễ hội năm mới trong cùng một năm.

Ai Cập cổ đại không có năm nhuận

Lịch Ai Cập có 365 ngày trong một năm, nhưng không có năm nhuận. Việc không có năm nhuận có nghĩa là, theo thời gian, Wepet Renpet du di qua các mùa khí hậu, Juan Antonio Belmonte , nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý thiên văn của Quần đảo Canary, người đã viết nhiều về hệ thống lịch của Ai Cập cổ đại, cho biết.

Khi lịch Ai Cập được tạo ra cách đây khoảng 4.800 năm, Wepet Renpet gần với ngày hạ chí (xảy ra vào khoảng ngày 21/6). Điều này gần với thời điểm lũ lụt hàng năm của sông Nile xảy ra ở Ai Cập. Lũ lụt hàng năm đã tưới tiêu cho đất nông nghiệp, cho phép cây trồng phát triển. Vào đầu Vương quốc Trung cổ (khoảng năm 2030 đến 1640 trước Công nguyên), Wepet Renpet lại rơi vào gần ngày đông chí vào tháng 12.

Leo Depuydt , giáo sư danh dự ngành Ai Cập học và Assyria học tại Đại học Brown, đã chia sẻ, đôi khi người Ai Cập tổ chức nhiều lễ hội Wepet Renpet trong cùng một năm.

Tại Đền Khnum (còn được gọi là Đền Esna ), nằm ở phía nam Luxor (Thebes cổ đại), một cuốn lịch được khắc trên tường có ba lễ hội Wepet Renpet được đánh dấu trong một năm. Cuốn lịch này có niên đại từ khoảng giữa thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, khi Đế chế La Mã cai trị Ai Cập.

Trong bài viết của mình, Depuydt giải thích rằng cuốn lịch tiết lộ rằng các lễ hội Wepet Renpet được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm dương lịch, vào ngày sinh nhật của hoàng đế La Mã và cuối cùng là khi ngôi sao Sirius mọc. Vào năm 2023, các nhà khảo cổ học báo cáo đã tìm thấy một cảnh trên trần đền có thể là hình ảnh thần thoại về năm mới khi sao Sirius mọc.

Trong dịp Wepet Renpet, các bức tượng mô tả các vị thần "được đưa ra ngoài ánh sáng ban ngày, ví dụ như trên mái đền để được tái sinh bằng tia nắng mặt trời", Simon Connor, nhà khảo cổ học tại Viện Khảo cổ học Phương Đông của Pháp (IFAO), đã viết trong cuốn sách "Tượng Ai Cập cổ đại: Nhiều cuộc đời và cái chết của họ " (Nhà xuất bản Đại học Hoa Kỳ tại Cairo, 2022). Đôi khi, các bức tượng sẽ được thay thế bằng những bức tượng mới trong dịp Wepet Renpet.

Đêm giao thừa cũng bao gồm các bữa tiệc, theo mô phỏng trên một số ngôi mộ Ai Cập cổ đại. Một phong tục khác bao gồm việc tặng quà để chúc ai đó một năm mới vui vẻ.

Đồ vật nổi tiếng nhất liên quan đến năm mới là 'bình năm mới', một bình thủy tinh, thường được làm bằng faience", hoặc gốm tráng men, John Baines , giáo sư danh dự về Ai Cập học tại Đại học Oxford, cho biết. Một số bình này có khắc chữ chúc người nhận một năm mới vui vẻ. "Những chiếc bình này đựng chất lỏng và có dung tích khá nhỏ có lẽ phù hợp để đựng tinh dầu thơm hơn là đồ uống", Baines cho biết.

Một ví dụ khác, chiếc bình hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York, được tạo ra cho một linh mục tên là Amenhotep. Chiếc bình này có khắc dòng chữ "xin các vị thần Montu và Amun-Re ban cho Amenhotep một Năm Mới Hạnh Phúc", bảo tàng đưa tin. Có lẽ chiếc bình được đổ đầy nước hoa, dầu hoặc nước từ sông Nile, nó có thể là một món quà liên quan đến lễ kỷ niệm đầu năm".

Theo Live Science
MỚI - NÓNG