Kết quản nghiên cứu sẽ cho phép các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các Sở Tài nguyên môi trường và chính quyền địa phương kịp thời phát hiện và tiến hành giám sát trên diện rộng đối với các bãi, đám rác thải nhựa lớn cũng như ảnh hưởng của chúng tới môi trường sinh thái.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần phục vụ việc triển khai một số công việc cụ thể theo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 như điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, hải đảo.
Vận hành mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường, định kỳ đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông chính, khu vực ven biển, đảo tiền tiêu, có tiềm năng phát triển du lịch.
Ngoài ra, góp phần phối hợp xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu về rác thải nhựa đại dương thống nhất, phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải.