'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM

Trên địa bàn TPHCM không khó để bắt gặp những trụ điện, tủ điện và các mảng tường nhà dân... bị dán bậy bởi các loại tờ rơi quảng cáo, rao vặt một cách không thương tiếc, gây mất mỹ quan của đô thị.
'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 1

Nhiều tuyến đường ở TPHCM bị bủa vây bởi các loại tờ rơi quảng cáo, rao vặt trong đó "hỗ trợ tài chính" và "hút hầm cầu" là hai nội dung có mặt nhiều nhất. Trong ảnh, một trụ điện trên đường Tháp Mười (phường 2, quận 6, TPHCM) bị dán dày đặc những tờ rao "hỗ trợ tài chính".

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 2

Ngoài các cột điện và trụ điện, các mảng tường cũng là nơi lý tưởng cho việc dán bậy. Trong ảnh, một con hẻm trên đường Trần Hưng Đạo (phường 7, quận 5) tràn ngập các tờ giấy quảng cáo về dịch vụ như "cho vay trả góp" và "cầm cà vẹt xe".

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 3

Một căn nhà trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường Đa Kao, quận 1) bị dán đầy ắp các tờ quảng cáo với dịch vụ "nhà cho thuê".

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 4

Bên cạnh việc dán các quảng cáo, nhiều mảng tường trên đường này còn bị vẽ bẩn. "Bước chân ra đường là thấy tràn ngập các loại tờ rơi quảng cáo, rao vặt dán khắp nơi. Nhiều loại quảng cáo bị bong tróc do dán vào các mảng tường lâu ngày gây mất mỹ quan đô thị", ông Tài (quận 1) nói.

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 5

Ngay cả các khu vực trung tâm thành phố, nhiều cột điện đã trở thành điểm dán quảng cáo cho dịch vụ "hút hầm cầu".

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 6

Trong ảnh, một tủ điện trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (phường 2, quận 6) loang lổ những vết keo do các tờ quảng cáo, rao vặt gây ra.

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 7

Một mảng tường nhà dân trên đường Lê Văn Quới (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) nhếch nhác vết sơn và các tờ rao vặt.

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 8

Không ít lần các tủ điện được các đoàn thanh niên, cộng đồng dân cư ra sức xử lí để đưa về nguyên trạng, tuy nhiên vừa dỡ bỏ đi thì lại bị dán tiếp.

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 9

Vừa qua, tại buổi giải trình về hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn TPHCM. Ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở VHTT cho biết, TPHCM có các mô hình quảng cáo tại xã, phường nhưng hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Riêng việc tháo dỡ các loại quảng cáo, rao vặt cũng là vấn đề, nhiều đối tượng còn gắn dao lam, lưỡi câu bên trong tờ quảng cáo để làm khó cơ quan chức năng. Trong ảnh: Một băng rôn quảng cáo treo sập xệ, làm mất mỹ quan đô thị trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường Đa Kao, quận 1).

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 10

Tương tự, một bức tường trên đường Tô Hiến Thành (quận 10) tràn ngập các tờ quảng cáo.

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 11

Tại buổi giải trình về hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn TPHCM. Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM cũng bày tỏ bức xúc trước thực trạng vẽ bậy lên tường, công trình công cộng đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được xử lí dứt điểm.

'Ngộp thở' với rao vặt, dán bậy tờ rơi quảng cáo khắp TPHCM ảnh 12

Bà Nguyễn Thị Lệ cũng đã đề nghị UBND thành phố xây dựng các chiến lược, chính sách phục vụ nhu cầu quảng cáo của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, địa phương cần sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời dựa trên Luật Quảng cáo.


Link bài gốc: https://dantri.com.vn/xa-hoi/ngop-tho-voi-rao-vat-dan-bay-to-roi-quang-cao-khap-tphcm-20221204042241250.htm

Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.