Tác hại khi ngồi máy tính sai tư thế
Việc ngồi sai tư thế không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bạn. Cụ thể những tác hại đó bao gồm:
Ảnh hưởng xấu đến vóc dáng
Khi bạn ngồi sai tư thế quá lâu sẽ khiến cho cấu trúc của xương trong cơ thể bị biến dạng, xương cong và bị gù lưng. Ngoài ra, ngồi không đúng tư thế còn khiến trọng tâm bị đặt vào vòng bụng làm cơ bụng cũng như cơ lưng không được kéo căng, mỡ bị tích tụ ở lại. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh béo bụng mà rất nhiều người mắc phải.
Tuần hoàn máu kém đi
Ngồi không thẳng lưng còn khiến con đường lưu thông khí huyết bị cản trở, hẹp hơn và các mạch máu dễ bị tắc nghẽn. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể của bạn. Nó còn liên quan đến các chức năng khác như gan, thận, dạ dày, tim mạch,… khiến cơ thể bị suy nhược, hiệu quả làm việc suy giảm.
Gây ra bệnh xương khớp
Có thể nói, việc ngồi sai tư thế khi sử dụng máy tính được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh xương khớp như là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm quanh khớp vai,… Bởi khi bạn ngồi sai, xương chịu áp lực rất lớn, từ đó các sụn xương, đốt sống lưng hay đốt sống cổ sẽ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ viêm xương khớp. Thậm chí nó còn đẩy nhanh quá trình lão hóa xương.
Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Các cơ quan nội tạng ở bên trong luôn cần có 1 không gian thích hợp để làm việc hiệu quả. Và khi bạn ngồi sai tư thế như cong lưng, gập bụng,… thì sẽ khiến thu hẹp không gian bên trong, cơ quan nội tạng bị chèn ép. Như vậy, điều đầu tiên nó ảnh hưởng đến chính là quá trình tiêu hóa bị kém đi, bạn thường xuyên gặp phải vấn đề khó tiêu, đau bao tử, ợ nóng,… Dần dần, tình trạng sức khỏe sẽ kém đi.
Ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh
Ngồi sai tư thế không chỉ khiến các cơ bị ảnh hưởng mà còn kéo theo các cơn đau đầu. Điều này xảy ra bởi khả năng lưu thông khí huyết kém, máu đi nuôi cơ, hệ thần kinh bị hạn chế và gây cảm giác choáng váng, sức khỏe bị suy giảm đi.
Nguy cơ cận thị rất cao
Rất nhiều người khi làm việc với máy tính luôn ngồi ở tư thế áp sát. Điều này khiến cho khoảng cách giữa mắt với màn hình quá gần và làm cho đôi mắt bị mỏi, nhức do phải điều tiết nhiều hơn. Tất nhiên, tình trạng này nếu xảy ra quá nhiều sẽ khiến bạn nhanh chóng bị cận thị.
Tạo cảm giác mệt mỏi, căng thẳng
Việc ngồi không đúng tư thế gây tổn thương đến vùng vai gáy, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của cổ, đồng thời làm giãn dây thần kinh. Đây chính là nguyên nhân gây nên các cơn đau mỏi, làm bạn thường xuyên bị mệt, căng thẳng khi làm việc.
Tư thế ngồi máy tính đúng
Tư thế ngồi máy tính đúng là chiều cao của bàn, ghế phù hợp với cánh tay của bạn. Điều chỉnh độ cao này sao cho khi đặt tay gõ bàn phím, mặt bàn và cánh tay tạo thành góc vuông tại khuỷu tay.
Ngoài ra, chiều cao của ghế phải đảm bảo gót chân được đặt một cách thoải mái trên sàn nhà. Trọng lực của chân không đặt trên mặt ghế mà dồn toàn bộ vào bàn chân khi bạn ngồi.
Lưng tựa ghế phải được điều chỉnh sao cho giữ thắt lưng luôn thẳng khi ngồi trước máy tính. Ngoài ra, ghế ngồi văn phòng phải đảm bảo độ êm ái để các cơ bắp không bị mỏi khi ngồi trên ghế nhiều giờ liền.
Chiều cao của màn hình cần phù hợp với tầm nhìn thẳng của mắt. Ánh sáng màn hình có độ tương đương với ánh sáng trong phòng. Màn hình không nên để quá sáng có thể làm chói mắt, mỏi mắt.
Một số lưu ý khác
Thực tế, khi làm việc với máy tính, không phải lúc nào bạn cũng đáp ứng được những tư thế này. Do đó, bên cạnh ngồi đúng, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng khác như sau
Ăn uống, ngủ nghỉ và rèn luyện sức khỏe thường xuyên
Dân văn phòng vốn đã rất ít khi vận động, bởi vậy, ngoài vấn đề tư thế ngồi thì các bạn cũng cần thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe hơn nữa. Các bạn có thể tập gym, chạy bộ, đạp xe, chơi các môn thể thao nhẹ,… Ngoài ra, việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, có giấc ngủ sâu cũng rất cần thiết, giúp bạn duy trì được năng lượng tích cực, tập trung làm việc.
Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp trong quá trình làm việc
Bạn sẽ không thể gồng mình lên để làm việc quần quật, liên tục suốt 8 tiếng/ngày mà không nghỉ ngơi được. Không riêng gì tư thế ngồi mà cơ thể bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, suy giảm sức khỏe. Chính vì vậy, bạn hãy dành khoảng vài phút ngắn ngủi sau 30 – 45 phút làm việc để thư giãn cho não bộ, các cơ, đôi mắt,… được nghỉ ngơi, thoải mái. Ví dụ bạn có thể đi vệ sinh, rửa mặt, thực hiện một vài động tác vặn mình cho xương khớp được thả lỏng, trò chuyện với đồng nghiệp,…