Ngoại giao khoa học ở biển Đông

Đảo Cây thuộc nhóm đảo An Vĩnh ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. (Nguồn: Getty)
Đảo Cây thuộc nhóm đảo An Vĩnh ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. (Nguồn: Getty)
TP - Dù Nhà Trắng quyết định rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015, nhưng Mỹ nên tham gia giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ở biển Đông mà vấn đề môi trường đôi lúc không đơn thuần là môi trường. Các bên liên quan nên thực hiện một kế hoạch xây dựng hòa bình ở khu vực tranh chấp trên biển Đông thông qua sự chỉ đường dẫn lối của khoa học.

Giờ đây, khoa học có thể chứng tỏ là điểm mấu chốt để đem lại sự hợp tác, thay vì đấu tranh, giữa các bên liên quan, không chỉ giữa 5 nước 6 bên có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông mà còn giữa Bắc Kinh và Washington. Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất với Chủ tịch nước Trần Đại Quang rằng, ông sẽ làm trung gian hòa giải cho những tranh chấp phức tạp kéo dài trên biển Đông liên quan chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên biển, đa dạng sinh học… Đề xuất này khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Nhưng họ không nên bất ngờ như vậy bởi lẽ nguy cơ rủi ro ở vùng biển Đông đầy sóng gió có thể tăng cao. Nguyên nhân không chỉ đến từ việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo mà còn đến từ khả năng nguồn tôm cá cạn kiệt.

Việc hóa giải nguy cơ phụ thuộc chủ yếu vào tất cả các bên có yêu sách ở biển Đông và những nước có liên quan như Mỹ. Các thách thức xung quanh vấn đề an ninh lương thực và nguồn lợi hải sản đang nhanh chóng trở thành hiện thực khốc liệt đối với ngư dân cũng như nhiều đối tượng liên quan. Năm 2014, Trung tâm Đa dạng sinh học cảnh báo rằng, một tương lai đáng sợ đang chờ đón chúng ta với 30-50% trong tổng số các loài có thể tiến tới bờ vực tuyệt chủng vào giữa thế kỷ này.

Vẫn chưa là quá muộn cho Mỹ chiếm thế thượng phong về khoa học và làm mới di sản ngoại giao khoa học. Xét cho cùng, các sáng kiến khoa học được chấp nhận rộng rãi hơn khi chúng ta nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự đóng góp của tất cả các bên, cho dù vấn đề đã được xử lý không phù hợp ở đâu đó.

Các bên liên quan tranh chấp trên biển Đông nên phát huy sức mạnh của ngoại giao khoa học, cụ thể là sử dụng vai trò của khoa học để thông báo các quyết định về chính sách đối ngoại, thúc đẩy cộng tác khoa học quốc tế và thiết lập hợp tác khoa học để làm giảm căng thẳng giữa các quốc gia. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hợp tác khoa học được sử dụng để xây dựng cầu nối hợp tác và niềm tin. Giờ đây, biển Đông trở thành khu vực biển cần sự gắn kết, thay vì chia rẽ.

Các nhà khoa học khắp Đông Nam Á và Trung Quốc có mối quan hệ khăng khít. Họ bắt tay nhau, hiểu nhau hơn một phần nhờ hàng loạt dự án khoa học, hội thảo quốc tế thuộc chương trình phối hợp và phát triển ngư nghiệp biển Đông của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.