Nghiên cứu mới: Tài sản ròng của Trung Quốc vượt Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
Tài sản của Trung Quốc tăng từ 7 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 120 nghìn tỷ USD năm 2020. Ảnh: Xinhua
Tài sản của Trung Quốc tăng từ 7 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 120 nghìn tỷ USD năm 2020. Ảnh: Xinhua
TP - Tài sản toàn cầu đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ qua, trong đó Trung Quốc sở hữu tài sản ròng 120 nghìn tỷ USD, tăng gấp 17 lần và vượt qua Mỹ, nước có 90 nghìn tỷ USD, Bloomberg đưa tin ngày 16/11.

Báo cáo của hãng tư vấn McKinsey & Co. đã xem xét các bảng cân đối tài chính quốc gia của 10 nước chiếm hơn 60% thu nhập của thế giới. Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng thu nhập ròng của thế giới trong 2 thập kỷ qua, báo cáo khẳng định.

Theo nghiên cứu, giá trị tài sản ròng của thế giới tăng từ 156 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 514 nghìn tỷ USD năm 2020. Trung Quốc chiếm gần 1/3 mức tăng đó. Tài sản ròng của nước này tăng vọt từ 7 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 120 nghìn tỷ USD năm 2020. Năm 2000 là thời điểm trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Tại cả Trung Quốc và Mỹ, hơn 2/3 tài sản về tay 10% người giàu nhất, và tài sản của họ tiếp tục tăng lên, báo cáo khẳng định.

Theo tính toán của McKinsey, 68% tài sản ròng toàn cầu được dự trữ trong bất động sản, còn lại trong hạ tầng, máy móc, trang thiết bị, hay những tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế. Tài sản tài chính không được tính vào tài sản toàn cầu vì còn liên quan đến các khoản nợ.

Báo cáo của McKinsey cũng cho thấy tốc độ tăng của tài sản ròng trong 2 thập kỷ qua đã vượt xa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và được kích thích bởi giá bất động sản tăng vọt. Nghiên cứu chỉ ra rằng giá tài sản tăng cao hơn gần 50% so với trung bình thu nhập dài hạn. Điều này đặt ra câu hỏi về tính bền vững của sự tăng bùng nổ của tài sản.

Jan Mischke, một đối tác của Viện McKinsey Toàn cầu, nói với Bloomberg rằng, có những lo ngại về mô hình tăng của tài sản ròng toàn cầu, cho thấy giá bất động sản đã đóng góp như thế nào vào mức tăng đó. Điều này có thể gây ra một số tác động tiêu cực. Giá đất tăng khiến nhiều người không thể mua nhà. Tình trạng này cũng làm tăng rủi ro tài chính như vỡ bong bóng bất động sản ở Mỹ năm 2008 khi nhiều người phải vay ngân hàng để mua nhà.

Xu hướng gần đây ở Trung Quốc bị đánh giá là đáng báo động, khi giá bất động sản tăng cao khiến số người mua nhà ít đi và nhiều tập đoàn bất động sản lớn đang chao đảo. Cuộc khủng hoảng nợ gần đây của tập đoàn Evergrande của Trung Quốc là một ví dụ cho thấy giá bất động sản cao có thể gây hại cho kinh tế của đất nước. Trong kịch bản như vậy, báo cáo gợi ý rằng tài sản của thế giới cần được đầu tư theo cách hiệu quả hơn, để có thể giúp nâng cao GDP toàn cầu theo cách có mục đích hơn.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.