Nghiên cứu khoa học: Chi không thấp, hiệu quả chưa cao

Đột phá trong nghiên cứu khoa học là chìa khóa để giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế ảnh: Nghiêm Huê
Đột phá trong nghiên cứu khoa học là chìa khóa để giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế ảnh: Nghiêm Huê
TP - Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ không chỉ là nhiệm vụ của các trường ĐH. Thực tế, các địa phương cũng dành nhiều ngân sách cho hoạt động này, nhưng hiệu quả đến đâu vẫn còn  khá mơ hồ.

Điểm danh 30 trường ĐH có nhiều công bố khoa học

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Thành Chung, Võ Đình Hiếu, Ngô Mạnh Dũng đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố số liệu  thuộc công trình nghiên cứu phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) Web of Science và Scopus (hai hệ thống tạp chí khoa học nổi tiếng trên thế giới được công nhận hiện nay) trên hệ thống Vcgate của ĐH Quốc gia Hà Nội  đối với các bài báo của các tác giả Việt Nam. 

Cơ sở dữ liệu WoS, Scopus và WoS & Scopus trong giai đoạn 2014-2018 cho thấy, Việt Nam đã công bố 22.438 bài báo WoS, 29.932 bài báo Scopus và tổng cộng 32.732 bài trong CSDL tích hợp WoS & Scopus. Trong đó, số liệu tương ứng của các cơ sở giáo dục ĐH  là 13.728 (WoS), 21.702 (Scopus) và 23.144 bài (WoS & Scopus), chiếm trung bình khoảng 70% so với năng suất của cả nước.

Trong giai đoạn 2014-2017, trung bình mỗi năm số lượng bài báo WoS & Scopus của Việt Nam tăng khoảng 18,8% (từ 4.332 bài đến 7.217 bài trong 3 năm). Tuy nhiên, chỉ trong một năm (từ 2017 đến 2018), số lượng bài báo đã tăng từ 7.217 đến 9.719 bài. Như vậy, năm 2018, Việt Nam đã gần như cán mốc có 10.000 công bố quốc tế.

Nhóm nghiên cứu cũng liệt kê cho thấy, top 30 cơ sở giáo dục ĐH có số lượng bài báo nhiều nhất trong giai đoạn 2014-2018. Trong đó, đến hết năm 2018, hai ĐH quốc gia  vẫn là hai cơ sở giáo dục có tổng số bài báo cao nhất. Điều thú vị là trường ĐH Tôn Đức Thắng đã vươn lên giữ top 3 và trường ĐH Duy Tân nằm ở vị trí top 5. Thực tế, đây là 4 cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam đã có tên trong các bảng xếp hạng ĐH quốc tế.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các trường top 15 thì sự khác nhau về số lượng công bố quốc tế đã chênh nhau tới  10 lần. Đáng nói hơn, khi so sánh trường top 1 với top 30, độ chênh lên đến gần 50 lần. Điều này cho thấy, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15 cơ sở giáo dục ĐH có định hướng và năng lực nghiên cứu nổi trội.

Chi cho khoa học không thấp

Từ báo cáo trên của nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội có thể thấy các trường ĐH chiếm tới 70% số lượng bài báo quốc tế  của Việt Nam đăng trên các tạp chí nổi tiếng.  Đáng nói hơn, tổng số bài báo WoS & Scopus trong giai đoạn 2014-2018 của Việt Nam chỉ tương đương với số bài  báo Scopus của Indonesia đã công bố trong năm 2017 (21.300 bài) hoặc năm 2018 (33.988 bài).

Trong thập niên 60, cả miền Bắc chỉ có 8 viện nghiên cứu, 6 trường đại học thì đến nay, cả nước đã có hơn 4.000 tổ chức KH&CN, 3 khu công nghệ cao quốc gia, 13 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tám khu công nghệ thông tin tập trung và gần 67.000 cán bộ nghiên cứu. 

Hạ tầng dành cho nghiên cứu trong một số lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, hóa dầu, vật liệu, năng lượng, tự động hóa, na-nô, công nghệ tính toán, y học được tăng cường.

Trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho KH&CN đạt 12.825 tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2016. Gần 13.000 tỷ đồng là rất lớn, đòi hỏi mỗi đề tài khoa học phải hiệu quả, phải sát với nhu cầu cuộc sống và phải được giám sát chặt chẽ. Đòi hỏi này hoàn toàn có cơ sở khi vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo về tình hình thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh cho thấy: Năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỷ đồng cho sự nghiệp khoa học với 3.116 cán bộ tham gia, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Mặc dù  năm 2019, Thanh Hóa chi 141 tỷ đồng từ ngân sách cho sự nghiệp khoa học nhưng cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình khoa học công bố trong nước gồm:1 cuốn  sách và bài giảng, 15 bài viết đăng tạp chí , 3 bài viết tham dự hội thảo và 1 công trình khoa học  công bố quốc tế. Báo cáo này cũng đánh giá, phân tích một số tồn tại khó khăn như thời gian thực hiện một số nhiệm vụ KH-CN còn dài, làm chậm ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống.
Trong khi đó, kết quả của nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội ở trên cho thấy tính đến 11/2019, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân lần lượt đã công bố được 2.300 và 980 bài báo WoS & Scopus, dẫn đầu các cơ sở giáo dục ĐH. Đồng thời, trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đứng đầu cả nước, vượt qua cả Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. 

Đại diện trường này cũng cho biết, mỗi năm trường chi khoảng 100 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học, tức là hiệu suất sử dụng kinh phí  trong nghiên cứu của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là 100 tỷ đồng để ra 2.300 bài báo quốc tế.  

Có thể thấy, hiệu quả sử dụng ngân sách trong nghiên cứu khoa học không chỉ là câu chuyện của riêng Thanh Hóa mà còn là câu chuyện chung của cả nước. Làm thế nào để các đề tài nghiên cứu khoa học không bỏ ngăn tủ; sử dụng hiệu quả từng đồng thuế của dân vào nghiên cứu KH&CN là câu hỏi trăn trở đã có từ lâu và thực tế vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu.

Mặc dù  năm 2019, Thanh Hóa chi 141 tỷ đồng từ ngân sách cho sự nghiệp khoa học nhưng cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình khoa học công bố trong nước gồm:1 cuốn  sách và bài giảng, 15 bài viết đăng tạp chí , 3 bài viết tham dự hội thảo và 1 công trình khoa học  công bố quốc tế. Báo cáo này cũng đánh giá, phân tích một số tồn tại khó khăn như thời gian thực hiện một số nhiệm vụ KH&CN còn dài, làm chậm ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.