Nghịch đá, bé gái 3 tuổi phát hiện báu vật 3.800 năm

0:00 / 0:00
0:00
Báu vật vừa được tìm thấy ở Israel là một tấm bùa hộ mệnh cổ đại được chế tác rất công phu.

Theo Live Science, một bé gái 3 tuổi tên Ziv Nitzan vừa được vinh danh với phát hiện khảo cổ thú vị là một báu vật 3.800 năm tuổi được tìm thấy giữa thị trấn cổ Tel Azekah nổi tiếng ở Israel.

Ziv Nitzan được gia đình đưa đi tham quan Tel Azekah, nay đã là một di tích lịch sử. Cô bé đã lượm được một "viên đá đẹp", phủi sạch cát rồi khoe với cha mẹ.

Gia đình Ziv lập tức nhận ra thứ cô bé nhặt được rất khác thường và liên hệ với Cơ quan Cổ vật Israel (IAA).

Nghịch đá, bé gái 3 tuổi phát hiện báu vật 3.800 năm ảnh 1

Báu vật 3.800 tuổi được một bé gái Israel phát hiện - Ảnh: IAA

Các nhà khảo cổ đã xác định rằng viên đá mà Ziv nhặt được thực ra là một tấm bùa hộ mệnh cổ đại hình con bọ hung, xuất phát từ nền văn minh Canaan.

Nền văn minh này đã tồn tại ở Trung Đông từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên và bao gồm một phần lãnh thổ Israel, Palestine, Lebanon, Syria và Jordan.

Riêng báu vật mà cô bé Ziv nhặt được có niên đại khoảng 3.800 năm, là thời kỳ mà người Canaan đã bị ảnh hưởng nhiều bởi văn minh Ai Cập.

Biểu tượng bọ hung vốn xuất phát từ Ai Cập, đại diện cho sự sống mới. Người Canaan hay đưa hình tượng này vào các con dấu, các món trang sức thể hiện địa vị hoặc nhằm đem lại may mắn, một số vật dụng nghi lễ khác.

Theo Bảo tàng Israel, bọ hung được biết đến với khả năng tạo ra và lăn những quả bóng phân, khiến người Ai Cập cổ đại liên tưởng thần Khepri.

Khepri là vị thần của bình minh và sự tái sinh, có đầu là một con bọ hung. Theo thần thoại Ai Cập, mỗi sáng ông tạo ra bình minh bằng cách dùng cây gậy của mình lăn đĩa Mặt Trời lên cao.

GS Oded Lipschits từ Đại học Tel Aviv, người đứng đầu cuộc khảo cổ, cho biết thị trấn cổ Tel Azekah đã được khai quật trong gần 15 năm, đem lại nhiều hiện vật quý giá.

Vào thời cổ đại, thị trấn này phát triển vô cùng thịnh vượng.

Con bọ hung mà bé Ziv tìm thấy nằm trong danh sách dài các phát hiện liên quan đến người Ai Cập tại khu vực này và sẽ được trưng bày tại Cơ sở khảo cổ học quốc gia Jay và Jeanie Schottenstein tại Jerusalem - Israel.

Theo Người Lao động
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế ở Gia Lai – Bình Định và Tây Nguyên phát triển mạnh

Kết nối rừng - biển khi sáp nhập tỉnh: Mở đường vươn ra biển lớn

TP - Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên kỳ vọng, phương án dự kiến sáp nhập tỉnh, thành theo hướng kết nối rừng - biển nếu thành hiện thực sẽ giúp các địa phương này tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, rộng đường để nông sản vươn ra biển lớn. Khi các tuyến cao tốc được đầu tư, vận hành sẽ thúc đẩy giao thương mạnh mẽ giữa các vùng, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
‘Mẹ bé Bắp’ trở thành từ khoá hot nhất Quý I/2025

‘Mẹ bé Bắp’ trở thành từ khoá hot nhất Quý I/2025

TPO - Với tốc độ tìm kiếm tăng 13,1 lần trong quý I/2025, “mẹ bé Bắp” là một trong những từ khoá hot nhất Quý I/2025, cho thấy sự quan tâm của người dùng đến những lùm xùm xoay quanh câu chuyện kêu gọi và sử dụng tiền từ thiện. “Sáp nhập”, “phạt nguội” cũng là những từ khoá được quan tâm đặc biệt trong thời gian qua.
Nguồn gốc bí ẩn của chiếc mũ sắt Sutton Hoo

Nguồn gốc bí ẩn của chiếc mũ sắt Sutton Hoo

TPO - Một phát hiện mới cho thấy chiếc mũ sắt nổi tiếng từ thế kỷ thứ bảy của Sutton Hoo ở Anh có thể được chế tác ở miền nam Scandinavia.Ý tưởng này xuất phát từ việc phát hiện ra một khuôn đúc kim loại bằng đồng hoặc con dấu ở Đan Mạch, mô tả một chiến binh đang cưỡi ngựa.