Nghi lễ cho đàn ông trưởng thành

Bà con buôn làng đến chung vui cùng gia chủ
Bà con buôn làng đến chung vui cùng gia chủ
TP - Lễ trưởng thành là nét văn hóa đặc sắc, là nghi thức bắt buộc đối với những người đàn ông Gia Rai, Ê Đê, M’nông. Có nhiều người mãi tới khi về già mới được công nhận trưởng thành, vì lúc này họ mới đủ điều kiện sắm lễ vật dâng lên Yàng cho đủ nghi thức.

Trưởng thành với... 5 lần cúng

Sáng đầu xuân se lạnh, mọi người quây quần bên ché rượu cần thưởng thức hương vị men say của núi rừng tại buổi lễ trưởng thành. 

Già Ama Wăc (SN 1962, buôn Tring, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Với đàn ông Gia Rai, Ê Đê lễ trưởng thành là nghi thức trọng đại của một đời người. Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình mà làm lễ sớm hay muộn. Với người Ê Đê, phải cúng từ gà đến trâu. Lễ này do cha mẹ chuẩn bị. Nếu cha mẹ không có điều kiện thì họ hàng có thể cúng thay. Như bản thân già Y Wăc, chỉ mới cúng đến heo, chưa có điều kiện cúng trâu nên chưa được tham gia làm ghế kpan, làm cây gơng (cây cột rượu). Ngày xưa nuôi nhiều trâu bò nên khi làm lễ trưởng thành dễ dàng. Bây giờ chỉ gia đình giàu mới có điều kiện cúng trâu.

Người đàn ông được cộng đồng công nhận trưởng thành phải làm lễ tới 5 lần. Lần đầu, cúng một ché rượu, một con gà. Lần hai, cúng 3 ché rượu, 3 con gà. Lần 3, cúng 3 ché rượu và 1 con heo. Lần 4, cúng 5 ché rượu, 1 con heo thiến (lần cúng heo này phải cúng 7 lần với số lượng heo tăng dần). Lần 5, cúng 7 ché rượu, 1 con trâu, bà con họ hàng có thể mang ché rượu đến xếp thành một hàng lớn để vui cùng gia chủ. Thầy cúng khấn cảm ơn Yàng… mời Yàng về chứng kiến và đeo vòng đồng vào tay. Từ đây chàng trai được công nhận là người trưởng thành, có thể tự lập cuộc sống của mình. 

Nghi lễ cho đàn ông trưởng thành ảnh 1Các lễ vật được sắp sẵn trong nhà để làm lễ

Theo anh Y Thứ, Phòng Văn hóa sưu tầm Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, người đàn ông cúng đủ lễ trưởng thành xong mới được tham gia tất cả các việc trọng đại của buôn làng, được mọi người tín nhiệm. Chiếc vòng đồng trao trong lễ trưởng thành sẽ được khắc 7 dấu lên vòng có nghĩa buôn làng đã trao cho sức mạnh. Nếu làm mất vòng đồng, người đó phải thực hiện lại lễ cúng từ đầu. Lỡ xảy ra biến cố, bệnh tật, họ cũng làm lễ trao vòng đồng đã được làm phép để chúc phúc cho người gặp nạn.

Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê là một nghi thức truyền thống tiêu biểu tồn tại từ xưa đến nay, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và cộng đồng. Ngày 23/11/2018, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ đón bằng công nhận “Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê ở huyện Sông Hinh và huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Trưởng thành để được sống tự do

Người Gia Rai luôn coi trọng đến nghi lễ đời người. Họ cho rằng cuộc sống của đứa trẻ luôn bị bao quanh bởi nhiều vị thần khác nhau. Khi mới sinh, đứa trẻ chưa có linh hồn nên cần phải làm lễ nhập hồn cho trẻ. Sau khi cúng Yàng đứa trẻ mới thành người.

Y Khăm Ta Niê (SN 1991, thị trấn Ea Súp) chia sẻ: Bản thân khi nhỏ bị đau ốm nặng, nên khi làm lễ trưởng thành phải cúng một con trâu lớn để xin thần linh phù hộ sức khỏe. Chỉ khi nào làm xong lễ trưởng thành mới thoát khỏi bệnh tật, cuộc sống mới được tự do. Khăm Ta vừa mới lập gia đình, bố mẹ đang nuôi trâu để chuẩn bị làm lễ trưởng thành.

Còn ông Y Phắc Siu (SN 1967, thị trấn Ea Súp) làm xong lễ trưởng thành năm 2016 cho biết: Sức khỏe bây giờ là của bản thân, không còn phụ thuộc vào thần linh, loại bỏ được bệnh tật trong người. Với người Gia Rai, con người được che chở và phải phụ thuộc vào một vị thần cho đến khi được làm lễ trưởng thành. Vì thế dù nghèo thế nào thì trước khi về thế giới bên kia phải làm lễ trưởng thành để linh hồn mình không bị thần linh chi phối.

Lễ cúng trưởng thành được làm trong nhà sàn truyền thống, khoảng 11 ché rượu cần, 5-6 con gà, một con heo (người không có bệnh tật chỉ cần cúng heo). Đầu tiên cúng thần nhà, cúng lại người cúng, sau đó cúng người trưởng thành, rồi cúng lại chủ nhà nơi làm lễ (cha, mẹ, chú bác…) Khi xong lễ, mời bà con, họ hàng xa, gần tới chung vui. 

Đồng bào Tây Nguyên quan niệm lễ trưởng thành có ý nghĩa rất quan trọng. Sau khi được công nhận trưởng thành, người đàn ông mới chính thức được tham gia mọi việc của buôn làng. Trong đó, phần cầu sức khỏe cho người đến tuổi trưởng thành là nghi lễ lớn, vì đồng bào tin vị thần sức mạnh sẽ đem đến sự khỏe khoắn, giúp con người làm ra nhiều của cải vật chất, chống chọi được với thiên tai, bão lũ. 

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.