Nghệ danh Tuấn Vũ có từ bao giờ?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thuở ban đầu, khi chưa nổi tiếng, Tuấn Vũ tới hát ở một quán nhạc nhỏ có tên quán Văn. Song không như những ca sỹ khác, hát để xong lĩnh cát- xê, Tuấn Vũ chỉ đến hát văn nghệ cho vui, không cần cát-xê, nghĩa là không lấy tiền. Nhưng khi nổi tiếng, giá của giọng ca Phượng Hoàng cao ngất… Nhứng ít ai biết nghệ danh Tuấn Vũ có từ bao giờ?!

Tiết lộ của ông Lê Đức Cường, người sáng lập phòng thu “Người đẹp Bình Dương”. Đó là năm 1983, quán Hoài Hương trả cát-xê cho Ngọc Lan (giọng ca “Mưa trên biển vắng” lúc này chưa nổi tiếng), 35 đồng/đêm. Còn ông Cường khi đó chơi đàn ở quán Văn được 25 đồng: “Hồi đó phở chỉ 2 đồng nên chơi đàn một đêm sẽ ăn được 10 tô phở”, ông Cường nhớ lại.

Tuấn Vũ cũng tới quán Văn hát, hát  xong rồi đi. “Xưa Tuấn Vũ luôn mặc bộ veston đen coi rất xịn. Ngọc Lan đi hát, tôi đi đàn vì cần tiền sinh hoạt, chứ Tuấn Vũ thì không. Chàng ngày xưa trông rất phong lưu, chỉ hát văn nghệ cho vui chứ không lấy cát-xê. Nếu như quán Hoài Hương phải trả cho Ngọc Lan 35 đồng thì Quán mình lại lời, Vì Tuấn Vũ phong lưu quá, hát hay, hát mùi ngọt lịm mà không lấy tiền. Còn vui ở điểm nữa, Ngọc Lan người Bắc mà hát ở miền Nam Cali, còn Tuấn Vũ và tôi thì người miền Nam mà lại diễn ở miền Bắc Cali”, người sáng lập phòng thu “Người đẹp Bình Dương” kể.

Nghệ danh Tuấn Vũ có từ bao giờ? ảnh 1

Chưa nổi tiếng thì Tuấn Vũ đã phong lưu 

Nghệ danh Tuấn Vũ có từ bao giờ? Ông Lê Đức Cường chia sẻ: “Nghệ danh Tuấn Vũ mãi tới khi ra cuốn băng đầu tay do Trung tâm Thanh Lan thực hiện thì mới chọn tên đó, chứ lúc 1983, còn ở Bắc Cali thì chưa chọn nghệ danh”. Ông Cường còn cho biết: Ngay cả khi chưa nổi tiếng, Tuấn Vũ đã rất nhiệt nhiết với nghề và luôn có những ý tưởng nghệ thuật trải dài!

Đặc biệt, giọng ca “Cô bé ngày xưa” là người sống ân tình, ân nghĩa. Bốn năm sau, Tuấn Vũ gặp lại Lê Đức Cường ở miền nam Cali, tay bắt mặt mừng, ân cần hỏi han và đến thu ủng hộ 4 cuốn băng liên tiếp từ cuốn “Hoa biển” cho tới cuốn “Tìm mãi thương yêu”. Trong khi Bolsa Nam Cali là thủ phủ âm nhạc của người Việt hải ngoại, có rất nhiều phòng thu âm tên tuổi nhưng Tuấn Vũ lại không tới mà chỉ ủng hộ Lê Đức Cường: “Bao nhiêu đó cũng đủ nói lên cái chân tình của Tuấn Vũ”, ông Cường tâm sự.

Nghệ danh Tuấn Vũ có từ bao giờ? ảnh 2

"Hoa biển" là một trong những album được yêu thích ở thời vàng son của Tuấn Vũ 

Trong mắt người sáng lập “Người đẹp Bình Dương”, Tuấn Vũ trọng tình hơn tiền: “Tuấn Vũ làm xong cuốn số 5 bán cho Trung tâm Đời là nổi tiếng luôn, cho nên bên Làng Văn mới thương lượng mua độc quyền khai thác, họ không muốn để Tuấn Vũ hát cho các Trung tâm khác. Trước khi đi Tuấn Vũ hỏi: Anh có tính độc quyền em không, thì em khỏi qua Làng Văn?. Lúc đó, chúng tôi còn thiếu thốn nhiều thứ, phải lo chấn chỉnh thiết bị phòng thu âm cho vững nên chưa ra kinh doanh được và chưa có khả năng để thu độc quyền Tuấn Vũ được, nên buộc lòng để Tuấn Vũ ra đi. Hôm đó, Tuấn Vũ ghé vào nói: Anh lo đàn sớm đi nhé, em sẽ hát tặng anh 5 bài trước khi đi”. 

Nghệ danh Tuấn Vũ có từ bao giờ? ảnh 3

Giọng ca "Hoa sứ nhà nàng" trọng ân tình 

Và Tuấn Vũ đã thực hiện đúng lời hứa, trước khi đến với Làng Văn, Tuấn Vũ đã hát tặng “Người đẹp Bình Dương” 5 bài, trong đó có bài “Phượng buồn”: “Em đến với anh vào một ngày trời đẹp nắng/Một ngày phượng hồng thắm trong đôi mắt buồn xa xăm…”.

Ông Cường ước tính: “Tuấn Vũ thời ấy về hát độc quyền cho Làng Văn năm 1987, ít nhất cũng phải 1000 USD/bài, cho nên với 5 bài mà Tuấn Vũ đã tặng cho tôi, chính là 5 ngàn đô, mà thời đó vàng rất rẻ. 5 bài hát của Tuấn Vũ ngang bằng 10 cây vàng”.

Nghệ danh Tuấn Vũ có từ bao giờ? ảnh 4 Tuấn Vũ (đội mũ) vẫn hội ngộ ông Lê Đức Cường (áo trắng) mỗi khi về Việt Nam biểu diễn 
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.