Ngày 7/7, công bố kết quả thi THPT quốc gia

TP - Bộ GD&ĐT yêu cầu các hội đồng thi công bố kết quả thi THPT quốc gia năm nay vào ngày 7/7 và công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 14/7. Theo quy chế, thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 1/4 đến hết ngày 20/4. Sau ngày 20/4, thí sinh không được thay đổi điểm thi và các thông tin về bài thi, môn thi đã đăng ký.

Sau khi đăng ký, thí sinh sẽ được cấp một mã số để thí sinh giữ lại (nếu thí sinh có số chứng minh thư sẽ dùng số của chứng minh thư). Số chứng minh thư hoặc mã số được cấp, thí sinh phải dùng thống nhất trong quá trình đăng ký dự thi và đăng ký sơ tuyển, xét tuyển.

Sau khi nộp phiếu dự thi, thí sinh cũng sẽ được cấp một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào website://thisinh.thithptquocgia.edu.vn để xem kết quả thi, xét tuyển ĐH, CĐ.

Lịch thi cụ thể cũng được Bộ giáo dục ấn định. Cụ thể, chiều 21/6, thí sinh đến phòng thi để nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi cũng như sửa các sai sót (nếu có). Sáng 22/6, thi môn Ngữ Văn với thời gian làm bài 120 phút. Giờ làm bài chính thức là 7 giờ 35 phút. Buổi chiều, thi môn Toán với thời gian làm bài là 90 phút.

Sáng 23/6, thí sinh làm bài thi KHTN với 3 môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Mỗi bài thi kéo dài 50 phút. Chiều cùng ngày, thi môn Ngoại ngữ với thời gian làm bài 60 phút. Sáng ngày 24/6, làm bài thi cuối cùng KHXH với 3 môn liên tiếp là Lịch sử, Địa Lý và Giáo dục công dân.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo các sở thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi THPT quốc gia và phần mềm chấm thi trắc nghiệm do Bộ cung cấp. Các khâu xử lý dữ liệu, báo cáo phải đúng quy trình, thời gian ấn định. Cụ thể, các cơ sở phải gửi dữ liệu và kết quả thi về bộ chậm nhất ngày 6/7. Các hội đồng thi xuất kết quả chấm thi từ phần mềm hỗ trợ chấm thi do Bộ cung cấp ra 2 đĩa CD, sau đó lưu trữ 1 đĩa và gửi bảo mật về Bộ 1 đĩa. Sau khi kết quả thi được cập nhật vào phần mềm quản lý thi, các hội đồng phải đối chiếu kết quả một lần nữa để tránh sai sót, sau đó mới công bố cho thí sinh.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.