Ngân hàng Nhà nước nói gì về tỷ giá và dự trữ ngoại hối?

0:00 / 0:00
0:00
Bà Nguyễn Linh Phương , Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định: năm 2024 là năm khó khăn đối với điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối.
Ngân hàng Nhà nước nói gì về tỷ giá và dự trữ ngoại hối? ảnh 1

Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tháng 6 tăng nhẹ lên mức 25.459, đánh dấu mức tăng 4,5% so với đầu năm. Tỷ giá thị trường tự do tiếp tục đà tăng lên mức 25.990 VND/USD, trong khi tỷ giá trung tâm niêm yết tại 24.260 VND/USD, tăng lần lượt 5% và 1,7% so với đầu năm.

Theo bà Phương, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục duy trì lãi suất cao và kéo dài hơn so với dự kiến, từ đó tác động tới luồng vốn, tâm lý thị trường.Trong khi đó, vào năm ngoái, NHNN liên tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, dẫn tới chênh lệch giữa lãi suất đồng Việt Nam và USD trên thị trường liên ngân hàng duy trì ở mức âm cao, gây áp lực tới tỷ giá. Mặt khác, nhu cầu ngoại tệ lớn để thanh toán nhập khẩu trong quá trình kinh tế hồi phục và việc các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng cường mua ngoại tệ cũng góp phần tác động tới tỷ giá.

Trong điều hành vừa qua, bà Phương cho biết NHNN đã nỗ lực để ổn định thị trường tiền tệ, ổn định tỷ giá, trong đó có động thái bán ngoại tệ can thiệp.. “Tính chuỗi dài nhiều năm liên tục, dự trữ ngoại hối đã tăng đáng kể. So với cuối năm 2015 (thời điểm trước khi NHNN có thay đổi về cơ chế điều hành tỷ giá), dự trữ ngoại hối tăng gần 3 lần", bà Phương nói.

Trước áp lực tỷ giá thời gian vừa qua vị đại diện này thừa nhận NHNN bán ngoại tệ ra để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu hợp pháp của nền kinh tế, trong đó 1 phần tương đối lớn là nhu cầu của nhà đầu tư (NĐT) gián tiếp. Bên cạnh việc bán can thiệp, NHNN có biện pháp điều tiết tiền đồng hợp lý để vừa hỗ trợ ổn định tỷ giá, vừa đảm bảo thị trường tiền đồng hoạt động thông suốt. (ước tính của Chứng khoán KB Việt Nam, NHNN đã bán khoảng 6 tỷ USD để can thiệp, hạ nhiệt tỷ giá tính đến 26/6.)

Trước ý kiến quan ngại về tỷ giá, bà Phương cho hay, từ tháng 4 đến nay, NĐT gián tiếp tăng mạnh nhu cầu mua ngoại tệ từ TCTD và chính việc này cũng gây áp lực tới tỷ giá. Tỷ giá từ tháng 4 đến nay, không biến động đáng kể và ổn định hơn so với nhiều nước khác trong khu vực. So với cuối năm ngoái, tỷ giá chỉ tăng khoảng hơn 4%, trong khi nhiều quốc gia khác mất giá 5 – 7%. Theo bà Phương, mức giảm giá của VNĐ là phù hợp, vừa giúp hấp thu cú sốc bên ngoài, vừa hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô.

Định hướng trong thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) khẳng định, NHNN vẫn nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại tệ duy trì thông suốt. Đảm bảo tỷ giá và lãi suất diễn biến phù hợp, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Với việc điều hành của NHNN và những thông tin tích cực từ thị trường tài chính quốc tế thời gian gần đây, những áp lực hiện nay đã giảm khá nhiều so với trước kia và khó khăn của thị trường ngoại tệ có sẽ sớm kết thúc.

Theo báo cáo vĩ mô mới nhất, MBS cho biết, trong tháng 6/2024, chỉ số DXY tăng mạnh trong tháng đã gây thêm áp lực cho tỷ giá VND/USD, khiến việc bình ổn tỷ giá của NHNN trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, những nỗ lực của NHNN như phát hành tín phiếu và bán ngoại hối nhằm hút thanh khoản hệ thống kể từ cuối tháng 4 là yếu tố quan trọng tác động lên tỷ giá.

MBS cho rằng áp lực tỷ giá sẽ hạ nhiệt và dao động trong khoảng 25.300 – 25.700 VND/USD trong nửa sau của năm 2024 dưới những yếu tố tích cực như: thặng dư thương mại tích cực (gần 10 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024), dòng vốn FDI (10,8 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ) và du lịch phục hồi mạnh mẽ (tăng 58% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2024). Sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024.

Thông tin tại buổi họp báo điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm ngày 23/7, Phó Thống đốc thường trực Đào Mnh Tú nhấn mạnh: NHNH đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình trong và ngoài nước, góp phần hấp thụ các cú sốc bên ngoài, giữ ổn định được thị trường ngoại tệ và hạn chế được các biến động lớn trong ngắn hạn của tỷ giá, ổn định giá trị đồng tiền; thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào nộp thuế cao nhất?

Ngân hàng nào nộp thuế cao nhất?

TPO - Theo báo cáo tài chính năm 2024 của 28 ngân hàng thương mại trong nước, có 16 nhà băng đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Dẫn đầu là Vietcombank với con số 8.195 tỷ đồng, tăng 1,98% so với cùng kỳ.
Quỹ ngoại 'xả' cổ phiếu Thế giới Di động

Quỹ ngoại 'xả' cổ phiếu Thế giới Di động

TPO - Tại thời điểm ngày 2/1, room ngoại còn lại của cổ phiếu MWG là 43,5 triệu cổ phiếu nhưng đến 31/3, room ngoại lên tới 47,27 triệu cổ phiếu. Như vậy, khối ngoại bán ròng thêm 3,77 triệu cổ phiếu Thế giới Di động trong 3 tháng đầu năm.
Tổng Bí thư Tô Lâm cử Đặc phái viên sang Mỹ đàm phán thuế quan

Tổng Bí thư Tô Lâm cử Đặc phái viên sang Mỹ đàm phán thuế quan

TPO - Tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tái khẳng định những thông điệp lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Mỹ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu... Tổng Bí thư Tô Lâm đã cử Đặc phái viên, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tới Mỹ. 
Thủ tướng: Cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu

TPO - Thủ tướng lưu ý các giải pháp cần làm để tăng trưởng GDP 8% trở lên; cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…