Ngăn chặn đối tượng bỏ trốn trước khi bị khởi tố

Ngăn chặn đối tượng bỏ trốn trước khi bị khởi tố
TP - Vụ việc Dương Chí Dũng (đối tượng trong vụ án liên quan đến các sai phạm ở VINALINES) bỏ trốn ngay trước khi CQĐT ra quyết định khởi tố bị can làm người ta nhớ lại cách đây chưa lâu, đối tượng Nguyễn Anh Quân cũng kịp bỏ trốn trước khi CQĐT khởi tố bị can đối với Quân (vụ án liên quan đến sai phạm về quản lý đất đai ở TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc).

> Kiểm điểm việc để ông Dương Chí Dũng bỏ trốn

Những vụ việc kiểu này rất gây bức xúc dư luận. Nhiều tháng trước khi Nguyễn Anh Quân bỏ trốn, đã có hàng chục bị hại viết đơn tố cáo Quân, gửi đến Công an và Viện KSND TP Hà Nội.

Báo chí cũng đã có hàng loạt bài điều tra về Quân, cả vụ việc ở Vĩnh Phúc và vụ việc mới hơn ở Hà Nội.

Việc Quân bỏ trốn “ngoạn mục” vào phút chót không khỏi khiến các bị hại và đông đảo dư luận đặt ra hàng loạt dấu hỏi đối với các cơ quan có chức năng phòng chống tội phạm...

Liệu chúng ta có phải sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự để có được những biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn đối tượng tình nghi bỏ trốn? Câu hỏi này được một vị lãnh đạo ngành Công an nêu ra trước Quốc hội, thiết nghĩ rất cần có câu trả lời.

Trước hết, nên làm rõ “biện pháp thích hợp” với đối tượng tình nghi là biện pháp gì? Liên tục gọi hỏi? “Câu lưu” tại CQĐT? Bắt viết cam kết phải có mặt khi CQĐT triệu tập? Cấm xuất cảnh? Cấm đi khỏi nơi cư trú?

Rất nhiều chuyên gia pháp luật cho biết họ không nghĩ ra được “biện pháp thích hợp” nào để ngăn chặn người bị tình nghi, bởi đơn giản người bị tình nghi không bị hạn chế các quyền công dân.

Những biện pháp vừa nêu đều không được phép áp dụng với bất cứ công dân nào, trừ khi họ bị tạm giữ hành chính, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt khẩn cấp, hoặc bị khởi tố
bị can.

Theo nhiều chuyên gia pháp luật, biện pháp ngăn chặn đối tượng bị tình nghi hữu hiệu nhất, đó là thực thi nghiêm túc Bộ luật Tố tụng hình sự.

Khi có đối tượng bị tình nghi, tức là có dấu hiệu của tội phạm, việc đầu tiên cần làm là khởi tố vụ án, để có đủ các điều kiện làm rõ hơn các dấu hiệu tội phạm đó.

Khi các dấu hiệu đã rõ, cần kịp thời khởi tố bị can đối tượng. Nếu họ bỏ trốn trong thời gian này, CQĐT hoàn toàn có thể áp dụng hình thức bắt khẩn cấp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.