Nga thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa ICBM RS-28 Sarmat giữa căng thẳng với phương Tây

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat có thể vượt qua tất cả các hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay, và được Nga kỳ vọng là vũ khí răn đe tối ưu trong bối cảnh quan hệ Nga - phương Tây căng thẳng xung quanh việc Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Hãng thông tấn TASS ngày 20/11 dẫn lời Thượng tướng Sergei Karakayev - Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga khẳng định, cho biết: Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga vừa thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat.

Nga thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa ICBM RS-28 Sarmat giữa căng thẳng với phương Tây ảnh 1

RS-28 Sarmat của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

RS-28 Sarmat (ICBM) là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được Trung tâm Tên lửa quốc gia JSC Makeyev Design Bureau phát triển từ năm 2009. ICBM Sarmat lần đầu tiên được phóng thử từ sân bay vũ trụ Plesetsk vào tháng 4/2022.

Nga thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa ICBM RS-28 Sarmat giữa căng thẳng với phương Tây ảnh 2

RS-28 Sarmat sẽ thay thế các hệ thống tên lửa R-36M Voevoda lỗi thời. Ảnh: Topwar

RS-28 Sarmat có chiều dài 36 m; đường kính 3 m; trọng lượng 208,1 tấn và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Theo truyền thông Nga, Sarmat có thể mang đầu đạn MIRV (đầu đạn phân hướng) nặng tới 10 tấn tới bất kỳ đâu trên thế giới, khiến nó trở thành tên lửa "nguy hiểm nhất hành tinh".

Nga thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa ICBM RS-28 Sarmat giữa căng thẳng với phương Tây ảnh 3

Tên lửa được đặt trong ống phóng. Ảnh: Military

Nga thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa ICBM RS-28 Sarmat giữa căng thẳng với phương Tây ảnh 4

Thông số kỹ thuật của tên lửa. Ảnh: Twitter

RS-28 Sarmat có thể mang theo 10 đầu đạn lớn, 16 đầu đạn nhỏ. Các đầu đạn có tốc độ tối đa 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn.

Nga thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa ICBM RS-28 Sarmat giữa căng thẳng với phương Tây ảnh 5

Tên lửa Sarmat rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Plesetsk. Ảnh: Sputnik

Theo giới quân sự đánh giá, Sarmat có khả năng bay lên với gia tốc rất lớn, giúp rút ngắn khoảng thời gian nó có thể bị theo dõi bởi các vệ tinh có cảm biến hồng ngoại, chẳng hạn như hệ thống dò tìm tín hiệu hồng ngoại từ trên quỹ đạo của Mỹ, khiến việc đánh chặn nó trở nên khó khăn hơn.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.