NASA phóng tên lửa mang theo các đám mây màu

Người dân Mỹ có thể trực tiếp nhìn thấy các đám mây màu trên bầu trời
Người dân Mỹ có thể trực tiếp nhìn thấy các đám mây màu trên bầu trời
TPO - Khoảng 8 giờ sáng 14/6, giờ Việt Nam, NASA sẽ phóng tên lửa mang theo các đám mây màu đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển lên không gian để thăm dò hai lỗ hổng trong lá chắn từ tính bảo vệ trái đất.
NASA phóng tên lửa mang theo các đám mây màu ảnh 1 Tên lửa của NASA sẽ phóng các đám mây màu lên không gian.
Lẽ ra, việc phóng này được tiến hành vào ngày 31/5 vừa qua,nhưng do thời tiết xấu và tầm nhìn ảnh hưởng nên nó được lui lại tới ngày 14/6. Chiếc tên lửa siêu thanh này sẽ được phóng thử nghiệm  từ trạm Wallops Flight của NASA tại Virginia, Mỹ. 

Nếu trời trong xanh tại thời điểm đó, nhiều người dân trên bờ biển phía Đông nước Mỹ có thể nhìn thấy những đám mây màu sắc này ở độ cao 145 km. Còn người dân ở phía Bắc nước Mỹ như  thành phố New York có thể thấy các đám mây không gian ảo  xuất hiện thấp trên đường chân trời Nam-Tây Nam.

Ông Keith Koehler, người phát ngôn của NASA tại Wallops, nói với tờ Business Insider: "Tôi đã từng chứng kiến một số cuộc thử nghiệm việc bắn những đám mây màu sắc như thế này. Đây là một trong những nhiệm vụ đầy thử thách  nhằm giúp các nhà khoa học thăm dò tốt hơn hai lỗ hổng trong tấm chắn từ tính bảo vệ trái đất."

Nếu ai không có điều kiện ở gần khu vực thử nghiệm, có thể xem chương trình phát trực tiếp ( livestream) của NASA bắt đầu từ lúc 7g30 sáng 14/6 trên Internet.

Theo Astronomy Now, hai lỗ hổng trong tấm chắn vô hình của chúng ta đã rò rỉ gần 100 tấn không khí mỗi ngày. Quả bong bóng từ tính khổng lồ bao quanh hành tinh của chúng ta là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống, vì nó làm giảm gió liên tục và bảo vệ trái đất trước những cơn bão mặt trời thường xuyên.

Nếu không có trường lực vô hình này, trái đất có thể đã đi theo con đường của sao Hỏa, một hành tinh mà từ trường đã  biến mất từ vài tỷ năm trước đây.

Những dữ liệu thu thập được từ cuộc thử nghiệm này sẽ giúp các nhà khoa học có thể  xác minh và cập nhật vào máy tính  các mô hình bên ngoài bầu khí quyển của trái đất.

Các mô hình này lần lượt có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn tất cả các loại hiện tượng về độ cao, bao gồm cả cực quang, bão địa từ  và tại sao một hành tinh giống như sao Hỏa bị mất không khí trong khi chúng ta vẫn giữ được bầu khí quyển.

Theo South China Morning Post
MỚI - NÓNG