'Nạp' vào người bao nhiêu bia rượu có thể gây tai nạn chết người?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Những cái chết thương tâm mấy ngày qua do 'ma men' ngồi sau tay lái là hồi chuông cảnh tỉnh về việc điều khiển xe sau khi uống rượu bia. Vậy uống bia rượu bao nhiêu thì có nguy cơ gây tai nạn?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, do rượu làm giảm khả năng phản ứng, hạn chế khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể, giảm thị lực và gây buồn ngủ.

Nghiên cứu cho thấy, người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/dl có nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao gấp 40 lần so với người không sử dụng.

Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết thêm: Nam giới nặng 54 kg chỉ cần uống 2 đơn vị rượu (20gr cồn nguyên chất tương đương với 2 lon bia 330ml độ cồn 5%, 2 chén rượu mạnh 15ml độ cồn 40%, 2 ly rượu vang 30ml độ cồn 17% thì sẽ đạt khoảng 50mg/dl.

Theo các chuyên gia, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một tỷ lệ lớn gánh nặng bệnh tật do sử dụng rượu bia phát sinh từ những thưng tích không chủ ý và cố ý gồm tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử, các thương tích gây tử vong liên quan đến rượu bia xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi tương đối trẻ.

Trong đó, rượu bia là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Trong năm 2016, tử vong do tai nạn giao thông liên quan tới bia rượu chiếm 41% tổng số ca tử vong do thương tích có liên quan đến rượu bia.

'Nạp' vào người bao nhiêu bia rượu có thể gây tai nạn chết người? ảnh 1 Nghiên cứu cho thấy, người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/dl có nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao gấp 40 lần so với người không sử dụng. Ảnh minh hoạ: Internet
Không chỉ gây tai nạn cho chính mình và người khác, uống rượu bia còn gây ra nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, phình mạch chủ, bệnh đường miệng, xơ gan, viêm gan, viêm tụy cấp và mạn tính. Bên cạnh đó còn gây ra hệ lụy nghiêm trọng của xã hội như tai nạn giao thông, bạo lực.

 Rượu bia là thuốc độc đối với nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, gan, dạ dày, tụy, não… Trong đó, gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất. Thường xuyên uống rượu vượt quá lượng cho phép khiến gan bị nhiễm mỡ, viêm gan, tiến triển dần thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Rượu gây độc trực tiếp cho gan, khi uống vào được chuyển hóa ngay tại gan thành những hạt mỡ choán chỗ tế bào gan bình thường gọi là gan nhiễm mỡ. Quá trình tích lũy mỡ trong gan là do rượu làm giảm quá trình oxy hóa acid béo ở gan, tăng vận chuyển và este hóa acid béo tạo thành trigliceride, ngoài ra rượu còn làm giảm tổng hợp và bài tiết lipoprotein ở gan.

'Nạp' vào người bao nhiêu bia rượu có thể gây tai nạn chết người? ảnh 2 Rượu bia là thuốc độc đối với nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, gan, dạ dày, tụy, não… Trong đó, gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất. Ảnh minh hoạ: Internet

TS.BS Vũ Trường Khanh - Trưởng khoa Tiêu hóa cho biết, uống rượu nhiều sẽ làm tổn thương bộ phận gan, tế bào gan bị hoại tử, thoái mỡ, tổ chức xơ phát triển dẫn đến xơ gan. Xơ gan làm ảnh hưởng mạnh đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể như khả năng thải độc, tạo mật, quá trình đông máu...

Các bệnh nhân xơ hoá gan do uống rượu nhiều hầu hết đến viện trong tình trạng muộn, đã có biến chứng rõ ràng như xuất huyết tiêu hoá, vàng da, cổ trướng, viêm tụy...

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.