Mỹ -Trung quốc thông qua thỏa thuận giai đoạn 1: Thuế và các lo ngại vẫn còn đó

Mỹ-Trung thông qua thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nhưng chông gai còn nhiều ở phía trước ảnh: Reuters
Mỹ-Trung thông qua thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nhưng chông gai còn nhiều ở phía trước ảnh: Reuters
TP - Các chỉ số chứng khoán quan trọng của thế giới đã tăng điểm ở mức kỷ lục sau khi thỏa thuận thương mại Mỹ -Trung giai đoạn 1 được ký hôm 15/1 (giờ Mỹ) ở Washington, nhưng sau đó tụt giảm trước các lo ngại thỏa thuận này có thể không làm giảm các căng thẳng thương mại về lâu dài, khi nhiều vấn đề gai góc chưa được giải quyết.

Tâm điểm của thỏa thuận giai đoạn là cam kết của Trung Quốc mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong vòng hai năm để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, đạt đỉnh năm 2018 ở mức 420 tỷ USD.

Trong khi công nhận một thực tế là cần có các cuộc đàm phán tiếp theo với Trung Quốc để giải quyết một loạt vấn đề khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi thỏa thuận là một chiến thắng cho nền kinh tế Mỹ và các chính sách thương mại của chính phủ Mỹ.

Còn người đặt bút ký cùng ông Trump vào thỏa thuận sơ bộ, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đọc một bức thư của chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng, thỏa thuận là dấu hiệu cho thấy hai nước có thể giải quyết các khác biệt qua đối thoại.

“Trong khi các thị trường có vẻ coi đây là một tín hiệu khả quan, chúng ta cần nhận thức rằng các tít báo về thương mại, đặc biệt về thương mại Mỹ-Trung sẽ tiếp tục thường xuyên xuất hiện trong năm 2020”, Hannah Anderson, chuyên gia thị trường của hãng J.P. Morgan chi nhánh Hong Kong nói với Reuters.

Tâm điểm của thỏa thuận giai đoạn là cam kết của Trung Quốc mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong vòng hai năm để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, đạt đỉnh năm 2018 ở mức 420 

tỷ USD.

Theo thỏa thuận vừa ký, Trung Quốc sẽ mua thêm 54 tỷ USD hàng hóa liên quan đến năng lượng và 38 tỷ USD dịch vụ, còn số hàng hóa nông nghiệp mua thêm trong vòng hai năm trị giá 32 tỷ USD, tất cả căn cứ trên mức xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Trung Quốc trị giá 186 tỷ USD năm 2017.

Ông Lưu nói các công ty Trung Quốc sẽ mua 40 tỷ USD nông sản Mỹ mỗi năm, kéo dài trong hai năm, “dựa trên các điều kiện thị trường”, yếu tố có thể quyết định thời điểm thực hiện việc mua bán.

Tuy nhiên, thỏa thuận chưa giải quyết các đòi hỏi chính từ phía Mỹ về các hành vi thương mại và sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, chưa có điều khoản về trợ giá các công ty nhà nước, chưa giải quyết vấn đề hạn chế thương mại số và các quy định khắt khe về an ninh mạng của Trung Quốc vốn làm khó các công ty công nghệ Mỹ tại nước này.

Thỏa thuận chưa chấm dứt các mức thuế trả đũa đối với những sản phẩm nông nghiệp Mỹ, khiến nông dân Mỹ “ngày càng phụ thuộc” việc mua vào của các công ty do chính phủ Trung Quốc kiểm soát, và vẫn chưa giải quyết ‘các thay đổi cấu trúc lớn”, Michelle Erickson-Jones, nông dân trồng lúa mì, người phát ngôn của hiệp hội Nông dân vì Thương mại tự do nói.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.