Mỹ sẽ tiêm chủng vắc-xin COVID-19 từ tháng sau

Pfitzer và Moderna khẳng định vắc-xin của họ đạt hiệu quả trên 95%
Pfitzer và Moderna khẳng định vắc-xin của họ đạt hiệu quả trên 95%
TPO - Mỹ hy vọng sẽ bắt đầu triển khai tiêm phòng COVID-19 trên diện rộng từ đầu tháng 12, trong bối cảnh số ca mắc mới ở nước này tiếp tục tăng. 

Việc bắt đầu tiêm phòng có thể là bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống căn bệnh đến nay đã cướp đi hơn 255.000 mạng sống ở Mỹ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. 

“Kế hoạch của chúng tôi là đưa vắc-xin đến các điểm tiêm chủng chỉ 24 giờ sau khi được Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cấp phép”, ông Moncef Slaouik người đứng đầu nhóm phát triển vắc-xin của chính phủ Mỹ, nói với CNN. Ông cho biết thời điểm bắt đầu tiêm chủng có thể từ ngày 11-12/12. 

Các cố vấn về vắc-xin của FDA dự kiến sẽ họp vào ngày 10/12 để bàn việc cấp phép vắc-xin mà hai hãng dược Pfizer và Moderna khẳng định đạt hiệu quả lên đến ít nhất 95%. 

Trên thế giới đã có gần 1,4 triệu người chết vì COVID-19 và ít nhất 58 triệu ca mắc được xác nhận. 

Ông Slaoui ước tính hoảng 20 triệu người trên khắp nước Mỹ sẽ được tiêm trong tháng 12, sau đó mỗi tháng sẽ có 30 triệu người được tiêm.

Ông nói rằng đến tháng 5 năm sau, với khoảng 70% dân số được tiêm phòng, nước Mỹ sẽ đạt được “miễn dịch cộng đồng”, nghĩa là virus không thể lây lan rộng được và người dân có thể khôi phục cuộc sống như trước khi đại dịch xảy ra. 

Nhưng ông Slaoui bày tỏ hy vọng người dân sẽ chấp nhận vắc-xin để chương trình đạt mục tiêu như mong muốn. 

Một khảo sát gần đây của hãng thăm dò Gallup cho thấy cứ 10 người Mỹ thì có 4 người nói rằng họ sẽ không tiêm vắc-xin COVID-19. Trong cuộc thăm dò hồi tháng 9, tỷ lệ này là 5/10. 

Ông Slaoui nói rằng kết quả thử nghiệm cho thấy các loại vắc-xin đạt hiệu quả 95%, cao hơn nhiều do với mục tiêu 50% đặt ra trước đó. 

Giới chức Mỹ chưa thông báo những nhóm dân cư nào sẽ được tiêm vắc-xin trước, dù các y bác sĩ và người già sẽ được ưu tiên. 

Ông Slaoui nói rằng dù các thử nghiệm chỉ bảo đảm an toàn trong ngắn hạn, nhưng nhiều thập kỷ kinh nghiệm cho thấy gần như tất cả tác dụng phụ chỉ xảy ra trong vòng 40 ngày sau khi tiêm, trong khi những thử nghiệm đối với vắc-xin COVID-19 mà thử nghiệm hiện nay đã theo dõi tác dụng phụ trong 60 ngày. Ông Slaoui khẳng định vắc-xin của Pfitzer và Moderna không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nào trong giai đoạn này. 

Đến nay, vắc-xini chưa được thử nghiệm trên trẻ em, nhưng bác sĩ Slaoui cho biết công việc này sẽ được triển khai, có thể bắt đầu từ quý 2 năm sau đối với đối tượng trẻ nhỏ. 

Các quốc gia và tổ chức quốc tế đang lên kế hoạch để phân phối vắc-xin trên toàn cầu, trong khi nhiều hãng vẫn tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của họ. 

Theo theo CNA
MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.