Thiết bị mang tên SHIELD hiện được xem là thiết bị hoạt động trên mặt đất. Tuy nhiên, không quân Mỹ đang rất lạc quan rằng SHIELD có thể thu nhỏ lại và gắn lên máy bay hai động cơ F-15 vào năm 2021 và cuối cùng cũng sẽ được tích hợp lên tiêm kích F-16 và F-35 (hai dòng máy bay một động cơ). Một số nguồn tin nói hệ thống này có thể được thử nghiệm trên máy bay vận tải C-17 hay C-130 vào nửa cuối năm 2019.
Nếu các thiết bị laser gắn lên máy bay chứng tỏ được tính khả thi và hiệu quả như mong đợi, các vũ khí laser trong tương lai có thể làm biến đổi tác chiến không quân thông qua việc tăng khả năng sống còn của các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và thậm chí là máy bay vận tải, tiếp dầu trước các tên lửa phòng không chết chóc. Ngoài ra, laser đến lúc nào đó sẽ trở thành vũ khí không đối không, không đối đất rất nhanh và chính xác và cơ số đạn là không có giới hạn.
Tuy nhiên, vũ khí laser cần rất nhiều điện năng để duy trì uy lực ở khoảng cách lớn và giảm hiệu quả trong điều kiện sương mù, tỏa nhiệt nên cần phải làm mát…
SHIELD thực ra là một hệ thống phòng thủ chủ động được thiết kế để phá hủy hoặc làm gián đoạn hoạt động của các tên lửa đất đối không, không đối không đang bay tới. Hiện nay, các tên lửa tầm xa như tên lửa đất đối không 48N6 hay tên lửa không đối không R-37 của Nga có thể đe dọa các hệ thống radar hỗ trợ, các máy bay tiếp dầu từ khoảng cách trên 320km. Trong khi các máy bay tiêm kích thế hệ 4 và 5 chỉ hiện lên trên radar ở khoảng cách gần hơn rất nhiều, khả năng trốn thoát khỏi các hệ thống tên lửa tầm ngắn của chúng chỉ là 20-30%.
Video về một hệ thống vũ khí laser của Mỹ bắn hạ UAV: