Muốn an toàn hãy tránh chạm tay vào những vùng sau trên cơ thể

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Các nghiên cứu cho thấy bàn tay chính là phương tiện lan truyền vi khuẩn đáng sợ nhất. Ngay cả sau khi đã rửa kỹ, lòng bàn tay và các ngón tay vẫn nhanh chóng bị nhiễm bẩn từ môi trường xung quanh. Để tránh vi khuẩn lây lan, bạn tuyệt đối nên tránh chạm tay vào 7 bộ phận dưới đây:

Ống tai

Vùng da ở ống tai rất mỏng và dễ bị tổn thương. Vì vậy bạn nên tránh đưa tay (hay bất cứ vật gì khác) vào bộ phận nhạy cảm này. Khi cảm thấy ngứa ở tay, bạn nên đi khám bác sĩ thay vì dùng tay gãi vì có thể khiến da ở ống tai bị nhiễm trùng.

Tránh đưa tay vào lỗ tai

Tránh đưa tay vào lỗ tai

Mặt

Dùng tay vuốt cằm, sờ trán hay lau mồ hôi là thói quen của nhiều người. Khi tay mới tiếp xúc với bề mặt đầy bụi bẩn, thói quen xấu này vô tình khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công vùng mặt. Các ngón tay cũng chứa nhiều dầu có thể làm bít lỗ chân lông gây mụn.

Hậu môn

Vùng hậu môn chứa rất nhiều vi khuẩn mang nguy hiểm tiềm ẩn. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên chạm tay vào vị trí này và cần rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh.

Mắt

Dụi mắt không những gây khô mắt mà còn có thể dẫn đến các căn bệnh đáng sợ như đau mắt đỏ và viêm giác mạc. Nếu bạn thấy mắt khô, ngứa hoặc khó chịu do đeo kính áp tròng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải quyết.

Miệng

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Vi sinh vật học Ứng dụng (Journal of Applied Microbiology) cho biết khoảng 25-33% mầm bệnh và vi khuẩn được truyền từ ngón tay vào miệng.

Dụi mắt có thể làm bạn bị viêm giác mạc

Dụi mắt có thể làm bạn bị viêm giác mạc

Lỗ mũi

Nghiên cứu năm 2006 nhận thấy ở những người có thói quen ngoáy mũi, nguy cơ nhiễm vi khuẩn tụ cầu mắc Staphylococcus aureus tăng 51%.

Da dưới móng tay

Rất nhiều vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn tụ cầu nằm ẩn mình ở vùng da dưới móng tay. Ngoài ra, nấm men cũng dễ phát triển ở vị trí này và có thể gây bong tróc móng. Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên cắt ngắn móng tay và giữ vệ sinh để giảm nguy cơ mang vi khuẩn.

Theo Theo NLĐ
MỚI - NÓNG