Cùng điểm danh mười sự kiện nổi bật nhất trong năm nay do trang mạng Radio.com bình chọn:
1. Thủ lĩnh Al- Qaeda, Osama bin Laden bị tiêu diệt
Ngày 2-5, thủ lĩnh al-Qaeda- trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt ở ngoại ô thủ đô Islamabad, Pakistan. Chiến dịch tấn công hoàn hảo của Mỹ đã tóm gọn kẻ “bạo chúa” đứng đầu các vụ tấn công gây chết người hàng loạt (vụ 11-9-2001 tại Mỹ). Chính tổng thống Mỹ- Barack Obama đã theo dõi trực tiếp cuộc truy tìm, tấn công và tuyên bố thủ lĩnh al- Qaeda- Osama bin Laden đã bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, cái chết của Osama Bin Laden chưa là dấu chấm hết của Al-Qaeda bởi “chùm rễ” của mạng lưới này vẫn còn bám ở nhiều nước.
Đối với nước Mỹ- nạn nhân của vụ 11-9, tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden là một thành công lớn. Bất chấp những tranh cãi về chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, sự kiện này đã giúp tổng thống Barack Obama nâng cao tỷ lệ người dân Mỹ ủng hộ.
2. Biểu tình Ai Cập
Cuộc 'nổi dậy' 18 ngày của những người chống lại chính phủ Ai Cập xảy ra hồi tháng Hai đã làm 800 người thiệt mạng. Làn sóng biểu tình này dẫn đến kết cục không mấy tốt đẹp với cựu tổng thống Hosni Mubarack. Ông phải từ chức và ngay sau đó là đối mặt với tòa án về tội giết người hàng loạt.
Lúc này, chính phủ Ai Cập đang tổ chức cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên từ khi tổng thống Hosni Mubarack bị lật đổ sau hơn bốn thập kỷ cầm quyền. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình tại thủ đô Cairo vẫn chưa lắng xuống sau khi chính phủ mới ra mắt công chúng. Người dân Ai cập mong muốn đất nước mình có một chế độ dân chủ hơn chứ không phải chỉ là câu chuyện 'bình mới rượu cũ'.
Có thể thấy, kịch bản biểu tình chống lại chính phủ diễn ra ở nhiều nơi trong khu vực như Libya, Yemen, Syria.. Làn sóng cách mạng xuất phát từ Mùa Xuân Ả Rập đã nổi dậy, diễu hành và biểu tính phản đối người đứng đầu chính phủ. Đại diện của chính phủ bị người dân kêu gọi từ chức như đại tá Libya- Muammar Gaddafi, tổng thống Yemen - Ali Abdullah Saleh, tổng thống Syria- Bashar al-Assad …
3. Động đất và sóng thần ở Nhật Bản
Nhật Bản hồi tháng Ba đã hứng chịu trận động đất mạnh 8,9 độ Richter tại Tohoku với tâm chấn ở độ sâu 10km, cách Tokyo 382km về phía đông bắc. Trận động đất kinh hoàng làm 15.790 người thiệt mạng, 5.933 người bị thương và 4.056 người mất tích tại 18 tỉnh và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.
Thảm họa kép động đất sóng thần đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho Nhật Bản. Nguy hiểm hơn là sau trận động đất, các nhà máy điện hạt nhân bị hư hỏng khiến tình trạng nhiễm phóng xạ lan rộng.
Một lần nữa, cộng đồng quốc tế vừa hỗ trợ Nhật Bản về thiệt hại trận động đất, vừa lên tiếng về các sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ảnh hưởng tới môi trường và đời sống nhân dân.
4. Sinh nhật lần thứ 50 của tổng thống Mỹ- Barack Obama
Ngày 4-8, tổng thống người Mỹ gốc Phi- Barack Obama đón sinh nhật lần thứ 50. Buổi lễ sinh nhật diễn ra trong không khí vui mừng không chỉ với riêng ông mà còn đối với người dân nước Mỹ sau khi giải quyết được 'cuộc chiến nợ công' với đảng Cộng Hòa vào ngày 3-8.
Có thể nói, năm 2011 là năm hoạt động sôi nổi của tổng thống Obama. Từ thành công tiêu diệt Osama Bin laden, kỷ niệm 10 năm ngày 11-9, đến việc giải quyết nợ công của nước Mỹ đã nâng cao uy tín của vị tổng thống da màu này trong lòng người dân.
Cũng trong năm nay, ông Obama chính thức phát động chiến dịch tái tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2012. Tình hình kinh tế Mỹ là một thách thức lớn mà ông phải vượt qua. Tháng 11, tạp chí kinh tế và tài chính Forbes đã công bố mười nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2011.
Cơ hội để ông Obama tái đắc cử là khá cao.
5. Đám cưới Hoàng gia Anh
Lễ cưới giữa hoàng tử William và “cô bé Lọ Lem”- Kate Middleton diễn ra lộng lẫy vào ngày 29-4 tại tu viện Westminster, London, Anh thu hút sự chú ý của người dân khắp thế giới bởi lẽ đây là cơ hội để hoàng gia Anh và tầng lớp trung lưu xích lại gần nhau hơn.
Tuy nhiên, câu chuyện cổ tích thời hiện đại của Hoàng tử Anh William và cô bé “Lọ Lem” Kate diễn ra trong bối cảnh kinh tế- xã hội Anh còn ảm đạm gây ra cả sự phấn khích lẫn hoài nghi cho người dân Anh.
Ước tính chi phí cho đám cưới lên tới 48 triệu USD; 35 triệu USD cho công tác an . Đáng kể hơn, do chính quyền tuyên bố ngày 29/4 trở thành quốc lễ nên người dân được nghỉ. Một ngày không làm việc, nền kinh tế sẽ thiệt hại 9,6 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP toàn quý.
6. Chiến tranh Libya: Gaddafi bị tiêu diệt
Cựu lãnh đạo độc tài Muammar Gaddafi đã bị tiêu diệt vào ngày 20-10 chấm dứt 42 năm cầm quyền tại Libya và chấm dứt cuộc chiến kéo dài tám tháng.
Sau cái chết của ông Gaddafi, Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp - NTC - tổ chức đại diện cho quân nổi dậy tuyên bố tự do. NATO chính thức rút quân khỏi Libya, hoàn thành sứ mệnh quân sự do Liên Hợp Quốc giao phó.
Tuy nhiên, hiện nay, nguy cơ một kịch bản tương tự như Libya đó chính là Syria. Nền tảng của chế độ tổng thống Assad (Syria) đang bị lung lay. Các tổ chức quốc tế kêu gọi tìm các biện pháp bảo vệ dân thường khỏi trận cuộc nội chiến tương tự như đã xảy ra với Libya. Có hay không một kết quả tương tự đối với tổng thống Assad như xảy ra với ông Gaddafi là điều mà chúng ta phải chờ xem?
7. Biểu tình phố Wall
Cuộc biểu tình mang tên con phố tại thành phố New York- phố Wall xảy ra từ ngày 17-9 do sự bất bình đẳng trong tài chính của người dân Mỹ. Người dân Mỹ lên tiếng chỉ trích về nguồn thu nhập mà giới nhà giàu tại đây có được.
Hiện nay, số người giàu chỉ chiếm 1% dân số nhưng họ lại nắm giữ 99% tài sản quốc gia. Một con số bất cân đối trong thu nhập và tài sản của người dân Mỹ.
Phong trào đã lan rộng khắp nước Mỹ và lan rộng các nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Anh, Đức..
8. Đức giáo Hoàng John Paul II được tuyên phong chân phước
Vào ngày 1-5, tại Tòa thánh Vantican, giáo hoàng John Paul II được tuyên phong chân phước dưới sự có mặt của hàng ngàn tín đồ Công giáo. Giáo Hoàng John Paul II là một trong những người được tuyên phong tước sớm nhất trong lịch sử của giáo hội.
Giáo hoàng John Paul II được mệnh danh là sứ giả hòa bình và được tạp chí Time bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20 và cả những năm đầu thế kỷ 21. Giáo hoàng John Paul II được phong chân phước chính thức được cho là sự kiện được mong đợi của nhiều tín đồ Công giáo.
9. Biểu tình tại Libya khiến giá dầu tăng lên cao hơn 20%
Libya là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư và cũng là một trong những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất tại châu Phi. Cuộc biểu tình kéo dài dẫn đến cuộc chiến lật đổ nhà lãnh đạo độc tài Gaddafi trong thời gian qua khiến giá dầu thế giới có nhiều biến đổi (tăng lên 20%).
Những cuộc biểu tình ở Libya đã dấy lên mối lo ngại về tình hình kinh tế toàn cầu. Hồi tháng ba, nhà lãnh đạo Moammar Gaddafi đã ra lệnh phá hỏng các cơ sở khai thác và chế biến dầu.
“Vàng đen” không chỉ là vấn đề của Syria mà còn là của Iran, Iraq hay Ả Rập- những “ông trùm dầu mỏ’ thế giới. Iran cũng sẽ đầu tư 50 tỷ USD cho ngành công nghiệp dầu khí mỗi năm để duy trì vị nước nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 trong OPEC. Với Iraq, việc canh tranh với các nước Ả rập về việc sản xuất, phân phối dầu mỏ cũng kéo dài trong thời gian dài.
Một điều rõ ràng có thể thấy rằng, ở các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn, thì bạo lực và nội chiến luôn xảy ra xoay quanh vấn đề dầu mỏ. Xuất phát từ những điều đó, giá dầu mỏ bị tác động mạnh và luôn thay đổi. Đây là một bài toán khó đối với thị trường dầu mỏ thế giới.
10. Khủng bố Na Uy
Vụ khủng bố đẫm máu xảy ra ngày 22-7 tại Oslo và đảo Utoeya do Anders Behring Breivik, thủ phạm 32 tuổi thực hiện làm 77 người thiệt mạng. “Kẻ sát thủ máu lạnh lần đầu tiên bị đưa ra tòa xét xử vào ngày 25-7. Hiện, phiên tòa xét xử vẫn đang tiếp tục được tiến hành.
Vụ khủng bố Na Uy được xem như là một vụ khủng bố 11-9 thứ hai của thế giới gây nhiều lo ngại trong xã hội.
Nguyễn Thủy
Theo Top ten important events in 2011 Radio.com