Mười năm thực hiện vận động hiến máu tình nguyện

Hoạt động HMTN được phát triển rộng khắp trong cả nước.
Hoạt động HMTN được phát triển rộng khắp trong cả nước.
TPO - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác HMTN giai đoạn 2008-2017 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2018-2022.

Đến dự Hội nghị có đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia vận động HMTN; bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Trung ương và các tỉnh, thành…

Mười năm thực hiện vận động hiến máu tình nguyện ảnh 1 Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Kiến Nghĩa

Kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động HMTN theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (năm 2008), hệ thống Ban Chỉ đạo vận động HMTN từ Trung ương tới các tỉnh, huyện, xã được thành lập, kiện toàn và phát huy hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều hành, giám sát của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các cấp. Phong trào HMTN trong cả nước không ngừng phát triển và thu được kết quả tích cực, số đơn vị máu tiếp nhận tăng nhanh hằng năm cả về số lượng và chất lượng.

Từ năm 2008 đến hết năm 2017, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được 10.175.048 đơn vị máu, cơ bản đáp ứng nhu cầu máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh. Trong đó, HMTN là 98%, hiến máu nhắc lại đạt 41,5% và tỷ lệ dân số hiến máu đạt gần 1,6%.

Công tác tuyên truyền, vận động HMTN được đẩy mạnh sâu rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, từ đó nâng cao rõ rệt nhận thức, quan niệm của người dân về HMTN, đồng thời tạo được ý thức trách nhiệm, tự giác và chủ động của người dân trong việc tham gia hiến máu. Nhiều chiến dịch truyền thông và sự kiện HMTN được tổ chức sáng tạo, thành công như: Chiến dịch vận động HMTN dịp Tết, “Lễ hội Xuân hồng”, “Chủ nhật đỏ” đã vận động và tiếp nhận được 1.261.353 đơn vị máu; Chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” và “Hành trình đỏ” trong 5 năm đã vận động và tiếp nhận được 1.981.981 đơn vị máu…

Mười năm thực hiện vận động hiến máu tình nguyện ảnh 2 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia vận động HMTN phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Kiến Nghĩa

Đến nay, cả nước đã thành lập 3.363 câu lạc bộ (CLB) với 135.000 thành viên tham gia như: CLB Hiến máu dự bị, CLB Máu hiếm, CLB vận động HMTN… Bên cạnh đó, công tác xây dựng lực lượng hiến máu dự bị ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cũng nhận được quan tâm và triển khai có hiệu quả như: CLB Hiến máu dự bị “Ngân hàng máu sống” tại Phú Quốc, Cát Hải, Trường Sa, Lý Sơn, Bố Trạch, Tịnh Biên, Điện Biên Đông...; 304.161 cán bộ, hội viên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ được đào tạo, tập huấn về công tác vận động, huy động nguồn lực hiến máu nhân đạo.

Mười năm thực hiện vận động hiến máu tình nguyện ảnh 3 Người dân tích cực tham gia HMTN

Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực HMTN không ngừng được đẩy mạnh, pháy huy hiệu quả: Xây dựng được mối quan hệ tốt với các tổ chức quốc tế (như Hội Truyền máu quốc tế, Hiệp hội Người hiến máu quốc tế, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế); đăng cải tổ chức thành công sự kiện toàn cầu ngày Quốc tế Người hiến máu (14/6/2017); huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cho phong trào HMTN.

Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 5 năm 2018-2022 được xác định: Tiếp tục nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về lợi ích của HMTN cứu người và an toàn truyền máu; tăng dân số lượng người đủ sức khỏe tham gia hiến máu, đảm bảo cung cấp đủ máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân; đến năm 2022 đạt tối thiểu 2% dân số hiến máu và đạt tỷ lệ 100% HMTN.

MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...