Mục sở thị lò tẩy rửa chất độc dioxin sau 40 năm

Mục sở thị lò tẩy rửa chất độc dioxin sau 40 năm
TP - Hôm qua (24/4), báo chí chính thức được chứng kiến “lò” tẩy chất độc dioxin duy nhất ở Việt Nam tại khu vực sân bay Đà Nẵng. Sau hơn 40 năm, chất tồn lưu dioxin trong đất tại đây (1 trong 3 điểm nóng phơi nhiễm) mới được khởi động tẩy rửa. Khởi công từ 8/2012, đến nay, dự án đã đi được một chặng đường và đã có bước khả quan ban đầu.

> Nhóm chuyên gia Mỹ khảo sát khu vực phơi nhiễm dioxin
> Đề nghị Mỹ phối hợp thực hiện kế hoạch quốc gia xử lý dioxin
> Mỹ công bố giúp Đà Nẵng 1 triệu USD

Tốn hơn 84 triệu USD

Sau màn giới thiệu dự án khá tóm tắt, kỹ sư Peter Cherevey phải mất gần 20 phút giới thiệu về các quy tắc an toàn khi tham quan khu xử lý nhiệt cho các phóng viên.

Peter Cherevey cho hay, bởi đây là chất dioxin từng gây ra không biết bao đau thương mất mát cho người dân Việt Nam, đặc biệt nỗi đau bệnh tật, dị dạng di truyền, nên yếu tố an toàn được Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cũng như Quân chủng Phòng không không quân (PKKQ - Bộ Quốc phòng) đưa lên hàng đầu.

“Trước hết đó là an toàn cho công nhân tham gia làm việc (có khoảng 60 – 80 người làm việc ở khu xử lý nhiệt và khu đất bị ô nhiễm, chủ yếu là người Việt). Sau đó là người dân sống xung quanh, chúng tôi đảm bảo sẽ không có chuyện ảnh hưởng”. Mố xử lý nhiệt cao hơn 7m, gồm 28 ngàn khối bê tông, dưới đáy có nhiều lớp cát, bê tông..., sau khi đưa đất bùn vào xử lý sẽ được chôn kín bằng bê tông và được nung bằng 1.200 giếng truyền nhiệt.

Theo kỹ sư Peter Cherevey, sở dĩ dự án kéo dài là bởi tính an toàn tuyệt đối cho công nhân và người dân xung quanh. Chỉ cần thời tiết xấu như có gió mạnh, mưa lớn... là phải ngừng ngay công việc, tập trung xử lý chống rò rỉ bùn đất ra môi trường.

Theo ông Joachim Parker - Giám đốc USAID tại Việt Nam, hiện dự án đang tiến triển vô cùng thuận lợi với sự phối hợp tốt giữa các bên và đang trong việc xây dựng mố xử lý nhiệt. Sau đó, khoảng 73 ngàn khối đất, bùn nhiễm dioxin sẽ được chuyển vào mố, lấp bằng bê tông và khoan giếng nhiệt. Sau đó, các thanh nhiệt hoạt động ở 750 – 800 độ C cho phép toàn bộ mố được nung nóng 335 độ C. Lúc này, bùn đất có chứa dioxin bị phân hủy thành khói và nước sẽ chuyển qua ống kín, tiếp tục làm sạch trước khi thoát ra môi trường. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016, khi toàn bộ đất bùn sẽ được đốt xong.

Theo thông tin ban đầu, dự án có kinh phí 41 triệu USD vốn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ và 35 tỷ đồng vốn đối ứng Việt Nam (chủ yếu kinh phí rà phá bom mìn, thương thảo dự án... từ năm 2009 đến năm 2012).

Tuy nhiên, hôm qua, đại diện USAID, ông James Watt tiết lộ đến thời điểm này, riêng kinh phí của Mỹ dự tính đã là gần 84 triệu USD. Vì đây là một dự án vô cùng phức tạp. “Phía Mỹ cam kết sẽ đảm bảo cung cấp vốn đầy đủ cho dự án. Chúng tôi cũng dự tính được 84 triệu USD chưa chắc đã là con số cuối cùng” – ông Joachim Parker nói.

Khép lại quá khứ

Theo kỹ sư Peter Cherevey, sở dĩ dự án kéo dài là bởi tính an toàn tuyệt đối cho công nhân và người dân xung quanh. Chỉ cần thời tiết xấu như có gió mạnh, mưa lớn... là phải ngừng ngay công việc, tập trung xử lý chống rò rỉ bùn đất ra môi trường.

Ngoài ra, toàn bộ xe, phương tiện làm việc đều được chùi rửa sạch sẽ ngay sau khi dùng trong ngày. “Kể cả khói bụi của bùn đất sau khi xử lý ở nhiệt độ 335 độ C cũng được làm sạch” – kỹ sư Peter Cherevey nói.

Ngày khởi công dự án, Đại sứ Mỹ David Shear kể, ông không thể và cũng không hy vọng thay đổi quá khứ đau thương giữa 2 nước, nhưng ông mong muốn, qua những lần hợp tác như thế này, quá khứ sẽ bị chôn vùi, để nhân dân Việt Nam và Mỹ hướng tới tương lai tốt
đẹp hơn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lời cảnh báo sau thảm họa Mike Tyson - Jake Paul
Lời cảnh báo sau thảm họa Mike Tyson - Jake Paul
TPO - Nghệ sĩ gạo cội Howard Stern cảnh báo Netflix có thể trả giá đắt nếu hai trận đấu quan trọng của Giải Bóng bầu dục quốc gia vào dịp Giáng sinh tái diễn sự cố lỗi phát sóng trực tuyến như trận so găng giữa Mike Tyson - Jake Paul.