Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái

Giấu mình giữa xanh thẳm của biển, những chiến sĩ đặc công nước ngày đêm khổ luyện để sẵn sàng chiến đấu, tiếp nối truyền thống hào hùng của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo.

Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 5 đã phải luyện tập vô cùng vất vả, cực nhọc và luôn đối mặt với hiểm nguy.

Lữ đoàn Đặc công nước 5, tiền thân là Tiểu đoàn 5, được thành lập ngày 24/3/1967. Kể từ ngày thành lập đến năm 1975, đơn vị đã huấn luyện và chi viện cho các chiến trường 50 khung cán bộ, chiến sĩ, từ phiên hiệu đại đội 1 đến đại đội 50, với trên 5.000 cán bộ, chiến sĩ đặc công nước. Các chiến sĩ đặc công nước ở các chiến trường đã lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, trong đó có nhiều đồng chí được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đơn vị tiếp tục có những bước tiến bộ vượt bậc, toàn diện, vững chắc. Lữ đoàn đặc công 5 là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng của Binh chủng Đặc công và toàn quân.

Theo Đại tá Hoàng Văn Kiên, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Lữ đoàn Đặc công 5, qua 48 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Tiểu đoàn 5 trước kia và nay là Lữ đoàn đặc công 5 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và tăng cường cán bộ, chiến sĩ đặc công nước cho toàn quân; làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng về xây dựng lực lượng và tác chiến đặc công nước; là lực lượng sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu trên hướng biển đảo và nhiệm vụ tác chiến A2, chống khủng bố trên biển; tham gia tích cực trong phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

Với những thành tích đạt được, Lữ đoàn Đặc công 5 đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới, ngày 22/12/2004.

Dưới đây là một số hình ảnh trong một buổi luyện tập của các chiến sĩ đặc công người nhái Lữ đoàn Đặc công 5.

Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 1 Nhắc đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo
Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 2
Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 3

Các chiến sĩ đặc công người nhái với những bài tập khởi động.

Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 4
Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 5

Chuẩn bị cơ động xuống nước.

Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 6
Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 7

 Giấu mình giữa thẳm xanh của biển.

Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 8

Cơ động tiếp cận mục tiêu.

Mục kích những màn khổ luyện của đặc công người nhái ảnh 9

Trong vị mặn mòi của biển cả, còn có cả vị mặn của mồ hôi, song nụ cười của chiến sĩ đặc công người nhái vẫn rạng rỡ sau một ngày luyện tập.

Theo Theo Quân đội Nhân dân
MỚI - NÓNG
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
TPO - Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước. 
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
TPO - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tổng quỹ đất công gồm 113 khu với tổng diện tích 22.152 ha, trong đó sẽ thực hiện đấu giá 38 khu đất với diện tích 392 ha. Riêng trong quý 4/2024, Bình Dương lên kế hoạch đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích 8,3 ha  Những vị trí đất đấu giá có mục đích sử dụng phù hợp, các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch.